Tranh cãi về các VĐV Mỹ thành triệu phú chỉ nhờ ngoại hình

Dù thi đấu không nổi bật, cặp song sinh nhà Cavinder vẫn kiếm được 2 triệu USD dựa vào vẻ bề ngoài, trong khi nhiều VĐV giỏi hơn lại trắng tay.

Các cựu cầu thủ bóng rổ đại học Haley và Hanna Cavinder (22 tuổi) kiếm được ít nhất 2 triệu USD kể từ khi Tòa án Tối cao Mỹ buộc Hiệp hội Thể Thao Quốc gia Mỹ (NCAA) thay đổi chính sách NIL từ năm 2021. Theo đó, các VĐV sinh viên được phép kiếm tiền từ tên tuổi và hình ảnh của họ, theo New York Post.

Điều này khiến nhiều người chỉ trích rằng các VĐV như chị em nhà Cavinder có thu nhập hàng triệu USD nhờ ngoại hình đẹp hơn là khả năng thi đấu.

Victoria Jackson, cựu VĐV điền kinh chuyên nghiệp, nói với The Free Press rằng cô nghĩ cặp song sinh nhà Cavinder đang được vung tiền vì “sự gợi cảm và hấp dẫn”. Điều này “không công bằng” đối với các VĐV nữ tài năng hơn họ.

Haley và Hanna Cavinder, vừa tốt nghiệp Đại học Miami, có thành tích thi đấu kém nổi bật trong 4 năm là sinh viên.

Tại mùa giải vừa kết thúc với Hurricanes, Haley chỉ ghi trung bình hơn 12 điểm, 5 lần bắt bóng bật bảng và hơn 2 lần hỗ trợ. Em gái của cô, Hanna, ghi trung bình dưới 4 điểm mỗi trận với 16 phút vào sân.

Tuy nhiên, điều đó không ngăn họ kiếm được những hợp đồng quảng cáo béo bở với nhiều nhãn hàng.

Cặp song sinh thường xuyên đăng lên mạng xã hội hình ảnh và video cho thấy họ tập thể dục hay vui đùa trong bộ đồ bơi. Hai người chỉ có hơn 261.000 lượt theo dõi trên Instagram, nhưng thu hút 4,5 triệu fan trên TikTok.

Các VĐV bóng rổ nữ hàng đầu của trường đại học, như Angel Reese của Đại học bang Louisiana, ghi trung bình 23 điểm trong mùa giải vừa kết thúc, kiếm được ít hơn.

Jackson nói rằng không có gì lạ khi các cô gái may mắn có ngoại hình nổi trội nhận được sự yêu thích và kiếm tiền dễ dàng hơn những người giỏi nhưng bị cho là kém hấp dẫn hơn, kể cả tham gia đội tuyển Olympic hay vô địch quốc gia.

Về phía nam giới, các VĐV như tiền vệ Caleb Williams của Đại học Nam California và hậu vệ cánh Travis Hunter của Đại học Colorado được khen thưởng vì sự nổi tiếng trên sân.

Williams được cho là bỏ túi 2,6 triệu USD từ các giao dịch NIL, trong khi Hunter kiếm được 1,6 triệu USD.

“Nếu nhìn vào các cô gái NIL, người đầu tiên nhận được hợp đồng quảng cáo là những cô gái tóc vàng”, nhà sử học thể thao Louis Moore nói với The Free Press, đề cập tới cặp song sinh Cavinder.

Trong khi đó, chị em nhà Cavinder thừa nhận họ đang nhận được nhiều “đặc quyền”.

“Rõ ràng, mọi người đều mang đến thứ gì đó khác biệt. Tôi nghĩ tất cả phụ nữ nên được trao quyền trong thế giới do nam giới thống trị, đặc biệt là nhóm thiểu số”, Haley Cavinder nói.

Hanna Cavinder chi hay: “Đây là chủ đề nhạy cảm, nhưng tôi nghĩ mình vinh dự theo một cách nào đó”.

VDV thanh trieu phu anh 3

Hot girl thể dục dụng cụ Mỹ Olivia Dunne là một trong những người kiếm được nhiều tiền nhất kể từ khi quy tắc NIL thay đổi. Ảnh: @livvydunne.

Các luật sư từng đánh bại NCAA tại Tòa án Tối cao Mỹ vừa đệ trình vụ kiện tập thể chống lại hiệp hội và 5 đại hội thể thao đại học giàu có nhất đòi bồi thường hàng triệu USD cho hàng nghìn VĐV.

Vụ việc được đệ trình hôm 13/6, một ngày sau khi giải đấu NCAA kết thúc, tại quận phía Bắc của California, nơi xét xử một số vụ án mang tính bước ngoặt khác liên quan đến thể thao đại học.

Các nguyên đơn được liệt kê là cầu thủ bóng đá Chuba Hubbard, người đang thi đấu cho Carolina Panthers, và cựu VĐV điền kinh Auburn Keira McCarrell, nhưng vụ kiện đòi bồi thường gấp 3 lần cho tất cả VĐV hiện tại và trước đây của Division I kể từ năm 2018.

Các bị cáo có tên trong vụ kiện là NCAA, Atlantic Coast Conference, Big Ten, Big 12, Pac-12 và Southeastern Conference.

Phán quyết năm 2019 của thẩm phán liên bang trong vụ kiện Alston chống lại NCAA cho phép các trường cung cấp gần 6.000 USD lợi ích học tập cho các VĐV đại học.

Vụ kiện ban đầu do cựu VĐV West Virginia Shawne Alston đưa ra thách thức quyền của NCAA trong việc giới hạn mức bồi thường cho các cầu thủ bóng đá và bóng rổ của Division I với giá trị học bổng.

Gen Z quan tâm đến thế giới nội tâm nhiều hơn trước

Nguyễn Đoàn Minh Thư, tác giả của cuốn sách Hành tinh của một kẻ nghĩ nhiều là một người trẻ, một Gen Z sinh năm 2000. Cô tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành Tâm lý tại Đại học East Anglia và hiện làm thực tập sinh tư vấn tâm lý cho Bộ Y tế Anh (National Health Service). Nói với Zing, Minh Thư cho biết câu chuyện được viết từ chính trải nghiệm của cô và nhấn mạnh mỗi người chỉ có thể cảm thấy hạnh phúc và bình yên khi hiểu chính mình.

Link nội dung: https://businessinvestmentvn.com/tranh-cai-ve-cac-vdv-my-thanh-trieu-phu-chi-nho-ngoai-hinh-a105990.html