Thủ tướng Nhật đối mặt áp lực lớn về vấn đề giảm thuế và lạm phát

Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida phải đối mặt với sự chất vấn gay gắt từ các đảng đối lập, khi Quốc hội nước này tranh luận về kế hoạch cắt giảm thuế không được lòng dân của ông. Trong lúc đó, cũng xảy ra nhiều bê bối, liên quan đến các bộ trưởng trong chính phủ.

Quốc tế

Thủ tướng Nhật đối mặt áp lực lớn về vấn đề giảm thuế và lạm phát

PV • 26/11/2023 20:00

Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida phải đối mặt với sự chất vấn gay gắt từ các đảng đối lập, khi Quốc hội nước này tranh luận về kế hoạch cắt giảm thuế không được lòng dân của ông. Trong lúc đó, cũng xảy ra nhiều bê bối, liên quan đến các bộ trưởng trong chính phủ.

Cắt giảm thuế thu nhập, là trọng tâm của gói kích thích kinh tế, được tài trợ bởi đề xuất ngân sách bổ sung trị giá 13,2 nghìn tỷ yên (tương đương 88,2 tỷ USD), đã trình lên cơ quan lập pháp ngày 20/11.

thu-tuong-nhat-ban-fumio-kishida-anh-japan-times.jpegThủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida - Ảnh: Japan Times

Thủ tướng Kishida hy vọng đảo ngược tỷ lệ tín nhiệm đang trượt dốc bằng việc giảm thuế, nhưng kế hoạch vấp phải phản ứng dữ dội từ công chúng và các nhà lập pháp đối lập. Họ đã đặt câu hỏi về động cơ của ông. Các cuộc thăm dò gần đây cũng cho thấy, tỷ lệ tín nhiệm của người dân với nội các thấp kỷ lục.

Kế hoạch dự kiến cắt giảm thuế thu nhập 40.000 yên (tương đương 267 USD) mỗi người vào tháng 6/2024, nhưng bị phe đối lập chỉ trích là sai lầm và chưa đúng đắn.

Thủ tướng Kishida khẳng định, nhà nước sẽ trả lại một số tiền thuế người dân đã nộp trước đây, nhưng điều này đang bị nghi ngờ. Nhiều thành viên chính phủ và đảng Dân Chủ Tự Do cầm quyền cho biết, chính phủ hiện không có đủ tiền để thực hiện giải pháp này, đồng thời lưu ý rằng, khoảng 8,87 nghìn tỷ yên trái phiếu chính phủ, sẽ được phát hành để bổ sung ngân sách.

boj-cover.pngNhật Bản sắp phát hành trái phiếu để bổ sung ngân sách - Ảnh: Asia Pathways

Ông Sayuri Kamata, thành viên Hạ viện của đảng Dân Chủ Lập Hiến theo đường lối trung tả, đã chất vấn Thủ tướng Kishida. Người đứng đầu chính phủ trả lời tại Quốc hội: “Đối với người dân, đó là sự hoàn trả. Nghĩa là các khoản thuế đã nộp trong cuộc khủng hoảng Covid-19, được về lại cho họ.”

Thủ tướng Kishida hiện cũng đối mặt với áp lực, liên quan tới bổ nhiệm nhân sự. Trong cuộc cải tổ nội các tháng 9/2023, ông bổ nhiệm nam giới vào tất cả 54 vị trí cấp bộ trưởng. Thời điểm đó, ông bảo vệ quyết định của mình khi nói rằng, những người được chọn đều phụ hợp với công việc.

Nhưng 3 người đã từ chức vì các bê bối khác nhau.

Ông Kenji Kanda, Bộ trưởng Tài chính, mới từ chức vào tuần trước vì không nộp thuế, là người thứ ba trong nội các rời nhiệm sở.

Nhìn chung, chúng tôi đã cố gắng bố trí đúng người. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về các trường hợp cấp dưới từ chức liên tục.

Thủ tướng Kishida nói tại Hạ viện

Một số áp lực khác cũng xuất hiện với Thủ tướng Kishida. Công tố viên Tokyo đã thẩm vấn vài người từ một tổ chức có liên quan đến 5 phái trong đảng LDP cầm quyền, về cáo buộc không kê khai khoảng 40 triệu yên gây quỹ từ bên ngoài.

Luật pháp Nhật yêu cầu mọi tổ chức chính trị, phải báo cáo tên cá nhân hoặc nhóm ủng hộ từ 200.000 yên trở lên.

Phiên họp Quốc hội Nhật bất thường hiện nay, sẽ kéo dài đến ngày 13/12.

Chính phủ Nhật cuối năm 2022 kêu gọi tăng thuế, để củng cố khả năng phòng thủ của đất nước, nhưng Thủ tướng Kishida cho biết, ông muốn hoãn trong năm tài chính tiếp theo. Các đảng đối lập đã chỉ trích Thủ tướng Kishida, vì giảm thuế thu nhập không phù hợp với nhu cầu tăng ngân sách quốc phòng.

Tại kỳ họp Quốc hội này, Thủ tướng Kishida dự kiến cũng sẽ trình bày kế hoạch tài trợ để ngăn chặn tỷ lệ sinh đang giảm. Chính phủ muốn đưa ra 1 khoản phụ phí đối với bảo hiểm y tế, dựa trên khả năng chi trả của người dân.

Thủ tướng Kishida giải thích: “Sẽ không có sự gia tăng gánh nặng cho công chúng. Nhưng nếu chính phủ không tăng đủ mức phí bảo hiểm, điều đó có thể ảnh hưởng đến các dịch vụ chăm sóc y tế và điều dưỡng, mà người cao tuổi nhận được. Ngoài ra, việc khuyến khích sinh sản, ngăn chặn tình trạng dân số giảm, cũng cần có thêm tiền để hỗ trợ các cặp vợ chồng và trẻ em.”

nhat-ban-dang-chung-kien-dan-so-giam-trong-nhieu-nam-lien-tuc-anh-ejable.jpgNhật Bản đang chứng kiến dân số giảm trong nhiều năm liên tục - Ảnh: Ejable

Một diễn biến khác có thể cũng không vui với Thủ tướng Kishida. Theo dữ liệu Chính phủ Nhật công bố hôm 24/11, CPI - chỉ số giá tiêu dùng cốt lõi của nước này (không bao gồm thực phẩm tươi sống), đã tăng 2,9% trong tháng 10 so với 1 năm trước đó. Đây là con số đi lên lần đầu tiên sau 4 tháng. Trong tháng 9, con số là 2,8 %.

Do được trợ cấp, giá điện và gas trong tháng 10 lần lượt giảm 16,8% và 10,2%, nhưng chậm hơn so với mức giảm 24,6% và 12,5% trong tháng 9. Tuy nhiên, chi phí liên quan tới khách sạn tăng 42,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Điều này phản ánh lượng khách du lịch nội địa đông đảo, cũng như tác động khi chính phủ chấm dứt gói tài chính kích thích ngành du lịch sau Covid-19.

Nhà kinh tế Yoshiki Shinke từ Viện Nghiên cứu Dai-ichi Life nói: “CPI tăng lên chủ yếu do trợ cấp điện và năng lượng giảm xuống một nửa so với tháng 9. Nó cũng đánh dấu một năm, từ khi chính phủ trợ cấp ngành du lịch. Việc trợ cấp đã hoàn thành, đẩy phí khách sạn tháng 10 tăng lên.”

Về việc chi phí khách sạn tăng mạnh, ông Shinke lưu ý lượng người đi du lịch đông, nhưng đang bị ảnh hưởng bởi giá cả dịch vụ. Đây là diễn biến kép, vừa tích cực vừa tiêu cực.

Trong tháng 10, giá thực phẩm, không bao gồm đồ tươi sống, tăng 7,6%. Tốc độ giảm so với 8,8% của tháng 9.

CPI 2,9% trong tháng 10, đã vượt qua mục tiêu 2% của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản trong 19 tháng liên tiếp.

lam-phat-cua-nhat-ban-trong-nhung-thang-gan-day-anh-nikkei-asia.jpgLạm phát của Nhật trong những tháng gần đây - Ảnh: Nikkei Asia

Chỉ số giá tiêu dùng trong tháng 10, bao gồm tất cả mặt hàng, tăng 3,3%, trong khi chỉ số giá tiêu dùng không bao gồm thực phẩm tươi sống và năng lượng, tăng 4%.

Dữ liệu lạm phát đang được theo dõi chặt chẽ, khi Thủ tướng Kishida hy vọng sẽ tăng lương cho người lao động, sau các cuộc đàm phán vào mùa xuân năm 2024, giữa người sử dụng lao động và liên đoàn lao động. Tiền lương thực tế ở Nhật giảm 2,9% trong tháng 9 so với một năm trước đó, đánh dấu tháng giảm thứ 18 liên tiếp.

Nhìn về phía trước, ông Shinke dự đoán lạm phát tổng thể có xu hướng chậm lại vào đầu năm 2024, kèm theo một số yếu tố rủi ro. Ông nói: “Về thực phẩm, không phải tất cả công ty đều ngừng tăng giá. Về dịch vụ, nếu lương tăng, có thể giá sẽ tăng theo. Doanh nghiệp buộc phải tăng giá đề bù đắp.”

Link nội dung: https://businessinvestmentvn.com/thu-tuong-nhat-doi-mat-ap-luc-lon-ve-van-de-giam-thue-va-lam-phat-a127928.html