Ai phải 'cởi giày' khi thăm nhà người khác?

Việc có cởi giày khi đến nhà người khác hay không phản ánh khác biệt văn hóa lẫn quan điểm về vi khuẩn có thể lan truyền từ giày.

Trong Sex and the City, nhân vật Carrie Bradshaw đã nhận được lời đề nghị cởi giày khi cô đến tham dự buổi tiệc baby showwer (tiệc tiết lộ giới tính em bé sắp ra đời) với lý do vệ sinh.

"Quà cáp nằm trên bàn, thì giày của tôi sao phải bỏ ở cửa", cô nói.

Dù vậy, Bradshaw cuối cùng miễn cưỡng cởi đôi giày cao gót của cô, đồng nghĩa với việc phải lùn đi không ít, và sau đó phát hiện cô mất luôn cả đôi giày 485 USD.

Cởi giày không phải điều thuộc về văn hoá Mỹ trước đây. Vào năm 2003, khi Sex and the City đang nổi tiếng, New York Times nhận định cởi giày là "một truyền thống của những nền văn hoá xa" nhưng đang trở nên gần gũi hơn xuyên suốt các vùng ngoại ô New York và các nơi tương tự. Ngược lại, việc cởi giày lại hiển nhiên ở nhiều nước châu Á.

Ở phương diện lợi ích, nhiều người cho rằng việc cởi giày khi vào nhà người khác là nhằm giữ vệ sinh và hạn chế lây lan vi khuẩn.

nen coi giay dep,  khong can coi giay,  van de tranh cai anh 1

Trong nhiều nền văn hóa, cởi giày trước khi vào nhà là dấu hiệu của sự tôn trọng gia chủ. Ảnh: New York Post.

Những nền văn hóa cởi giày

Mariah Grumet - giáo viên về nghi thức xã giao và là người sáng lập Old Soul Etiquette LLC, một trường dạy nghi thức xã giao ở New York (Mỹ) - từng chia sẻ trên Fox News Digital như sau: “Vì các lý do văn hóa hoặc do tôn giáo, chủ nhà có quyền được yêu cầu khách cởi giày trước khi vào nhà. Từ góc độ của khách, điều quan trọng là phải tôn trọng mong muốn của chủ nhà”.

Ngày nay, trong nhiều nền văn hóa, cởi giày trước khi vào nhà là dấu hiệu của sự tôn trọng gia chủ, điển hình như nhiều nước châu Á và Trung Đông. Trong Kinh thánh, Chúa truyền lệnh cho Môsê cởi dép trước khi đến gần ngài trên núi Sinai. Vì thế họ cho rằng việc mang giày là đang mang bụi bẩn vào nhà và chỉ khi cởi giày ra mới “nhận ra sự ô uế của cá nhân một người trước sự hiện diện của sự thánh thiện”.

Ở Nhật Bản, trước mỗi khu vực lối vào một ngôi nhà, người ta sẽ cởi giày và thay sang dép đi trong nhà. Ngoài ra, người Nhật còn có dép đi riêng biệt - chỉ dành để đi trong nhà vệ sinh. Với họ, chỉ trong nhà mới được coi là không gian sạch sẽ. Vì thế, người ta sẽ thay giày dép phù hợp trước khi vào các không gian tương ứng.

Người Trung Quốc cũng có thói quen cởi bỏ giày dép khi đi ra ngoài và đi dép lê sau khi vào nhà. Tuy nhiên, trong các buổi tụ tập tại gia, không phải lúc nào khách cũng được yêu cầu cởi giày, đặc biệt là trong các lễ kỷ niệm lớn như Tết Nguyên đán, khi số lượng khách trong một ngôi nhà thường nhiều hơn số dép có sẵn cho khách, họ vẫn để khách mang cả giày vào nhà.

Ở Hàn Quốc, người ta có phong tục cởi giày ở lối vào trước khi vào nhà. Một số hộ gia đình cũng sử dụng dép đi trong nhà, nhưng việc đi lại bằng chân trần hoặc mang tất thì phổ biến hơn. Trong phòng tắm, người Hàn Quốc thường mang dép cao su để chống trơn trượt. Với họ, việc mang giày vào nhà được coi là một hành động khiếm nhã, thiếu tôn trọng gia chủ.

Vi khuẩn trong giày...

Năm 2008, các nhà nghiên cứu theo dõi đôi giày mới đi của 10 người tham gia trong hai tuần. Họ phát hiện vi khuẩn coliform như E. coli xuất hiện nhiều bên ngoài đôi giày. E. coli là nguyên nhân gây nhiễm trùng đường ruột và đường tiết niệu cũng như viêm màng não.

Charles Gerba, giáo sư virus học tại Đại học Arizona (Mỹ) đã nghiên cứu số lượng và loại vi khuẩn tồn tại dưới đáy giày, cho biết phát hiện từ nghiên cứu khiến ông thay đổi chính hành vi của mình. “Tôi thường nằm trên sàn và xem tivi, nhưng tôi không làm việc đó nữa sau khi chúng tôi nghiên cứu về giày”, Gerba nói. Ông tìm thấy vi khuẩn E. coli dưới đế giày và cả những loại vi khuẩn thường có trong phân.

Theo Gabriel Filippelli, Giám đốc điều hành của Viện Phục hồi Môi trường Đại học Indiana (Mỹ), tác động của việc đi giày không chỉ giới hạn ở sàn nhà mà còn ảnh hưởng đến bụi trong nhà. Nghiên cứu của ông tập trung vào môi trường trong nhà.

Đây là mẫu về các chất gây ô nhiễm mà nghiên cứu của Filippelli tìm thấy: chì và các kim loại nặng khác có trong đất; những quả bóng siêu nhỏ chứa vật liệu dễ cháy, gây ung thư được xác định là từ ống xả ô tô hoặc đám cháy; hóa chất cắt cỏ.

Filippelli đưa ra kết luận: “Những vật liệu này có khả năng gây nguy hiểm cho sức khỏe của bạn”, và gọi kết quả này là “lời cảnh tỉnh” để mọi người ngừng đi giày trong nhà.

... có đáng lo không?

Ở hướng khác, theo Donald W. Schaffner, một nhà vi sinh vật học thực phẩm tại Đại học Rutgers (New Jersey, Mỹ) trong thứ bậc về các mối nguy hiểm tiềm ẩn đối với sức khỏe ở nhà, giày có dính vi khuẩn được xếp hạng tương đối thấp.

Ông cho rằng có nhiều thứ khác quan trọng cần lưu tâm hơn, chẳng hạn có ai trong nhà bị ốm không; có ếch, rùa hoặc rắn gần đó có thể mang vi khuẩn salmonella không; thực phẩm có được bảo quản và chế biến đúng cách không.

Lisa A. Cuchara, giáo sư khoa học y sinh tại Đại học Quinnipiac (Mỹ), cho rằng vi khuẩn chắc chắn chuyển từ giày sang sàn nhà, nhưng đối với hầu hết người lớn khỏe mạnh, đây không phải mối đe dọa. Bà nhấn mạnh thêm: “Sàn nhà trong nhà vệ sinh công cộng có khoảng 2 triệu vi khuẩn trên mỗi inch vuông (6,4 cm2). Một bệ ngồi toilet có trung bình khoảng 50 triệu trên một inch vuông”.

Theo Philip Tierno Jr. - giáo sư về vi trùng học và bệnh lý tại Trường Đại học New York và là tác giả cuốn sách Cuộc sống bí mật của vi trùng, cho biết: “Cơ thể con người có khá nhiều cơ chế phòng vệ vì chúng ta tiếp xúc với vi trùng ở mọi nơi theo đúng nghĩa đen. Sự lây nhiễm không xảy ra chỉ vì bạn tiếp xúc với một số lượng lớn vi trùng”.

Philip cho rằng khả năng mắc một số loại bệnh nhiễm trùng do đi giày vào trong nhà là “rất, rất thấp”. Ông cho biết: “Phần lớn những thứ bạn mang vào nhà không gây bệnh. Đối với những sinh vật thực sự có thể khiến bạn bị bệnh, chúng phải xâm nhập vào cơ thể bạn thông qua miệng, mũi, mắt hoặc khi da bị tổn thương và đánh bại hàng loạt cơ quan bảo vệ cơ thể, bao gồm cả nhóm vi khuẩn Tierno - nhóm vi khuẩn ngăn chặn hoặc cạnh tranh với vi trùng có thể xâm nhập vào da.

Tierno thậm chí còn không quan tâm đến những hộ gia đình có trẻ nhỏ có thể đặt miệng trực tiếp xuống sàn nhà. Ông nói: “Trẻ em cần được tiếp xúc với nhiều loại sinh vật khác nhau. Phần lớn các sinh vật mà chúng ta biết không gây bệnh và chúng sẽ hỗ trợ phản ứng miễn dịch của chúng ta Bạn không muốn con mình sống trong một trái bóng cả đời chứ?”.

Theo Tierno, chắc chắn có một số thứ gây kích ứng dạ dày ở đế giày của chúng ta, có thể bao gồm cả một loạt chất có trong phân. Nhưng những vi khuẩn ấy chưa chắc là mối nguy hiểm cho sức khỏe đối với hầu hết chúng ta.

nen coi giay dep,  khong can coi giay,  van de tranh cai anh 2

Theo các chuyên gia, vi khuẩn theo giày dép vào nhà gây ra nguy cơ sức khỏe thấp hơn so với các cách lây nhiễm khác. Ảnh: Caleb Kenna.

Priya Parthasarathy - bác sĩ chữa bệnh về chân được hội đồng chứng nhận ở Silver Spring, Maryland (Mỹ) - đã chứng kiến số lượng bệnh nhân có vấn đề về chân kể gia tăng nhanh chóng từ sau đại dịch. Theo bà, đi chân trần trong thời gian dài có thể dẫn đến mỏi chân, đặc biệt khi đi và đứng trên sàn gỗ cứng. Với việc ngày càng có nhiều người đi chân trần khi làm việc ở nhà, các tình trạng như viêm gan chân và viêm bóng bàn chân được gọi là đau cổ chân sẽ ngày càng trở nên phổ biến hơn.

"Đi chân trần không chỉ ảnh hưởng đến đôi chân của bạn. Nó cũng có thể di chuyển lên trên, gây đau ở đầu gối, hông và lưng”, bà Parthasarathy khuyến cáo.

Còn đối với những vị khách khi đến nhà bạn thì sao? Trên thực tế, cuộc thăm dò của CBS News công bố tháng 5/2023 cho thấy hầu hết người Mỹ sẽ cởi giày khi vào nhà họ nhưng hơn 3/4 trong số người được khảo sát lại không yêu cầu khách làm điều tương tự. Họ cảm thấy làm như vậy sẽ khiến các vị khách cảm thấy khó xử hoặc khiến bản thân trở nên thô lỗ.

Jules Martinez Hirst, chuyên gia về nghi thức xã giao và người sáng lập của Etiquette Consulting, Inc. (Mỹ), đưa ra lời khuyên như sau: “Bạn nên thông báo trước cho khách đến thăm gia đình bạn về việc không được mang giày vào nhà. Để thuận tiện hơn nữa, bạn có thể để một thùng tất mới hoặc dép dùng một lần ở cửa”.

Xu hướng thời trang bền vững tăng dần qua các năm

Bắt đầu từ khoảng năm 2014, số lượt tìm kiếm “quần áo giá rẻ” bắt đầu giảm mạnh, trong khi cùng thời điểm này, số lượt tìm kiếm “quần áo bền vững” tăng mạnh. Trong cuốn Thế giới không rác thải, tác giả Ron Gonen cho rằng sự chú ý vào xu hướng phát triển bền vững trong ngành thời trang đang tăng đột phá dưới sự mở đường của những nhà tiên phong trong lĩnh vực thời trang bền vững như Stella McCartney, Eileen Fisher và Yvon Chouinard của Patagonia.

Link nội dung: https://businessinvestmentvn.com/ai-phai-coi-giay-khi-tham-nha-nguoi-khac-a129584.html