The Korea Herald đưa tin Hàn Quốc là một trong những quốc gia uống nhiều rượu nhất trên thế giới, kéo theo đó là sự phát triển của các biện pháp chữa các cơn say có sẵn ở mọi hình thức, có đủ loại hương vị và mức giá khác nhau.
Một cửa hàng tiện lợi ở Seoul cung cấp đầy đủ các hương vị của rượu soju - loại rượu nấu từ lúa mạch rất được yêu thích ở đất nước này với mức tiêu thụ là trung bình 53 chai/người/năm. Và cửa hàng này cũng cung cấp cả những phương pháp để giải rượu, chữa chứng nôn nao do rượu gây ra.
Theo dữ liệu từ Nielsen Korea, thị trường chữa trị chứng nôn nao tại Hàn Quốc được định giá 312,8 tỷ won (241 triệu USD) vào năm 2022. Lĩnh vực này có doanh số bán hàng tăng gần 40% so với cùng kỳ kể từ năm 2021.
Các chuyên gia trong ngành cho biết sự tăng trưởng trong doanh số cũng được thúc đẩy bởi nhu cầu từ thế hệ millennials và gen Z.
Một cuộc khảo sát được thực hiện trên 2.000 người do dịch vụ thành viên của Tập đoàn Lotte - Lotte Member thực hiện vào tháng 6 và tháng 7 cho thấy những người uống rượu ở độ tuổi 20 và 30 có xu hướng sử dụng các sản phẩm chống nôn nao hơn so với những người lớn tuổi hơn. Có 16% người ở độ tuổi 20, tiếp theo là 15% ở những người ở độ tuổi 30, trong khi chỉ 5% số người được hỏi ở độ tuổi 50 trở lên bày tỏ sự quan tâm đến việc giải rượu.
Các loại thuốc chữa nôn nao ở dạng rắn được bán tại các cửa hàng tiện lợi ở Seoul. Ảnh: No Kyung-min/The Korea Herald. |
Kết quả khảo sát cũng tiết lộ rằng người tiêu dùng trẻ tuổi ưa thích các sản phẩm chống nôn ở dạng rắn như gelatin, kẹo dẻo và thuốc viên, trong khi những người lớn tuổi lại thiên về dạng lỏng như đồ uống.
Các biện pháp chữa trị chứng nôn chủ yếu tập trung vào việc bảo vệ gan và chống lại sự tích tụ acetaldehyde - một sản phẩm phụ độc hại của quá trình chuyển hóa rượu. Công thức của những biện pháp chữa chứng nôn này là sự kết hợp của nhiều thành phần, bao gồm các chiết xuất từ thảo mộc và thực vật như cây nho khô và cây kế sữa, ngoài ra còn có taurine và vitamin B.
Mặc dù số lượng người tìm cách chống nôn ngày càng tăng, hiệu quả của những sản phẩm này trong việc ngăn ngừa hoặc giảm bớt tình trạng nôn vẫn còn gây tranh cãi. Hầu hết sản phẩm này đều thuộc phân loại là các mặt hàng thực phẩm thông thường, không phải thực phẩm tốt cho sức khỏe hoặc nằm trong danh mục thuốc không kê đơn.
Để giải quyết vấn đề này, bắt đầu từ năm 2025, Hàn Quốc yêu cầu bằng chứng khoa học mới cho phép các sản phẩm chữa bệnh nôn nao được kinh doanh trên thị trường. Bộ An toàn Thực phẩm và Dược phẩm yêu cầu các nhà sản xuất phương pháp chữa trị chứng nôn nao tiến hành thử nghiệm lâm sàng và đánh giá có hệ thống về kết quả để chứng minh các tuyên bố về chức năng của sản phẩm trước khi tham gia vào các hoạt động tiếp thị như hiện nay.
Vị trí của cà phê Việt Nam trên bản đồ thế giới
Theo sách Bản đồ thế giới cà phê của James Hoffmann, sản lượng cà phê lớn ở Việt Nam từ thập niên 1990 đã gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến ngành công nghiệp cà phê toàn cầu. Năm 1990, hàng loạt công ty mới được thành lập ở Việt Nam, trong đó có nhiều công ty tập trung sản xuất cà phê trên quy mô lớn. Sản lượng cà phê Việt Nam tăng gấp đôi trong giai đoạn 1996-2000, tác động lớn đến giá cà phê thế giới. Đến nay, Việt Nam vẫn là quốc gia sản xuất cà phê lớn thứ hai trên thế giới. Dù vậy, tác giả James Hoffmann cho rằng chất không đi với lượng ở thị trường tiềm năng này.
Link nội dung: https://businessinvestmentvn.com/thi-truong-giai-ruou-bung-no-o-quoc-gia-uong-ruou-hang-dau-the-gioi-a131715.html