Lũ xuất hiện sớm ở miền Tây, có đáng lo?

Với tình hình mưa lớn nhiều ngày qua ở Lào và Thái Lan, cộng với việc xả lũ các đập thủy điện ở thượng nguồn, dự báo mực nước trên sông Cửu Long sẽ cao hơn, lũ xuất hiện sớm tại Đồng bằng sông Cửu Long. Nhưng liệu có đáng lo?

Lũ xuất hiện sớm ở miền Tây, có đáng lo? - Ảnh 1.

PGS.TS Trần Bá Hoằng - viện trưởng Viện Khoa học thủy lợi miền Nam - Ảnh: H.T.DŨNG

Ngày 17-9, trả lời Tuổi Trẻ Online xung quanh diễn biến mưa lũ ở các nước Lào và Thái Lan sẽ ảnh hưởng đến khu vực

Khu vực đầu nguồn huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp đã xuất hiện lũ nhỏ - Ảnh: Đ.TUYẾT

* Từ diễn biến thực tế mực nước thượng nguồn trên dòng Mekong như trên có nguy cơ ảnh hưởng gì đến sản xuất nông nghiệp và đời sống của người dân?

- Với năng lực của hệ thống công trình thủy lợi vùng Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay có thể phân thành 3 vùng: vùng thượng, vùng giữa và vùng ven biển. Cụ thể như sau:

Đối với vùng thượng hiện nay hệ thống ô bao về cơ bản có thể đáp ứng được với lũ ở mức trên báo động II (tức mực nước khoảng 4,0 - 4,3m ở Tân Châu) và đối với vùng này thì hệ thống trạm bơm điện cũng cơ bản đảm bảo tiêu khi xảy ra mưa.

Đối với vùng giữa, do ảnh hưởng cả lũ và triều, hệ thống ô bao nhiều chỗ còn thấp và địa hình cũng trũng thấp nên thường nếu xảy ra mưa lớn gặp triều cường sẽ gây ra tình trạng úng ngập cục bộ (nhất là khu vực trung tâm bán đảo Cà Mau như tỉnh Hậu Giang và các huyện Mỹ Tú, Ngã Năm, Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng và một phần huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu).

Còn đối với vùng ven biển, về cơ bản các hệ thống đã kiểm soát tốt, ngoại trừ các diện tích đất sản xuất ven sông lớn, ven biển và các cù lao còn bị ảnh hưởng bởi triều cường.

Ngoài ra, khu vực ven biển Tây khả năng tiêu úng kém (khu vực U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang và U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau).

Tóm lại, với dự báo năm 2024, Đồng bằng sông Cửu Long có khả năng xuất hiện lũ nhỏ, với hạ tầng hệ thống đê bao kiểm soát lũ cả năm hiện nay, theo tôi thì đảm bảo an toàn cho sản xuất vụ lúa thu đông.

Tuy vậy vẫn có một ít khu vực có nguy cơ ngập úng như đã nêu trên chủ yếu do địa hình thấp, tác động triều cường kết hợp với mưa nội tại ở khu vực.

* Ông có khuyến cáo ngành nông nghiệp các địa phương và bà con nông dân trong vùng cần làm gì để hạn chế thấp nhất thiệt hại?

- Lũ năm 2024 được dự báo tuy là lũ nhỏ nhưng vẫn cần đề phòng các rủi ro thiệt hại do ngập úng gây ra. Do vậy, theo tôi, công tác thủy lợi ở các địa phương cần phải chú trọng một số vấn đề sau:

Một là, các địa phương cần tăng cường rà soát các tuyến bờ bao, ô bao kiểm soát lũ, đặc biệt tại những vùng dự báo nguy cơ mất an toàn.

Hai là, chủ động xây dựng các kế hoạch ứng phó kịp thời khi xảy ra ngập úng.

Ba là, tập trung xuống giống đúng lịch được khuyến cáo và chỉ xuống giống trong các ô bao có bờ bao đảm bảo.

Bốn là, cập nhật thường xuyên các bản tin dự báo lũ, khí tượng thủy văn của các cơ quan dự báo chuyên ngành thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Đài khí tượng thủy văn địa phương.

Theo dõi các bản tin dự báo về diễn biến nguồn nước, mưa lũ để xây dựng kế hoạch vận hành các công trình thủy lợi hợp lý, đảm bảo tiêu thoát lũ, không gây ngập úng.

Lũ nhỏ xuất hiện sớm ở ĐBSCL, cần đề phòng các rủi ro do ngập úng   - Ảnh 4.Dự báo có mưa cực đoan ở một số vùng núi; lũ ĐBSCL lớn hơn nhiều năm gần đây

TTO - Dự báo từ nay đến cuối năm 2022 có khoảng 4 - 6 cơn bão/áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng đến đất liền Việt Nam và có khả năng xảy ra bão, mưa lớn tập trung trong tháng 10 và 11 ở khu vực Trung Bộ.

Link nội dung: https://businessinvestmentvn.com/lu-xuat-hien-som-o-mien-tay-co-dang-lo-a183817.html