Đắp mặt nạ là phương pháp làm đẹp phổ biến, được nhiều người áp dụng thường xuyên để có làn da sáng khỏe, đều màu và ẩm mượt. Nhưng mỗi loại mặt nạ lại có một công dụng và cơ chế hoạt động khác nhau mà nếu không thực hiện đúng, có thể gây hại cho da.
Theo Real Simple, dưới đây là 5 sai lầm thường gặp khi đắp mặt nạ được các chuyên gia chỉ ra và hướng dẫn khắc phục.
1. Đắp mặt nạ quá lâu
Những người thường xuyên đắp mặt nạ giấy khá quen thuộc với thông tin về thời gian đắp mà nhãn hàng khuyến nghị - phổ biến là 10-30 phút. Nhiều người nghĩ rằng để mặt nạ lâu hơn mức này sẽ giúp hấp thụ được nhiều dưỡng chất, nhưng đó là một sai lầm tai hại.
Để mặt nạ trên da quá lâu có thể gây kích ứng do hút ẩm ngược. |
Thực tế, dù sau khoảng thời gian khuyến nghị (thường là 30 phút), miếng mặt nạ vẫn còn ẩm nhưng nếu để nó trên mặt quá lâu, thậm chí đến lúc khô, có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng - đó là mặt nạ hấp thụ ngược độ ẩm từ da.
Đắp trên da quá lâu các loại mặt nạ chứa chất làm sạch và tẩy tế bào chết còn nguy hiểm hơn. "Mặt nạ làm sạch có thể có chất hoạt động bề mặt nhằm loại bỏ dầu khỏi da, và việc sử dụng quá lâu hay quá nhiều có thể dẫn đến viêm da kích ứng, gây đỏ và nóng rát", Dan Belkin, bác sĩ da liễu được cấp phép tại New York (Mỹ), cho biết.
Nếu khi lột mặt nạ, bạn thấy da hơi nóng rát hoặc mẩn đó, bạn đã bị kích ứng. Bạn cần điều chỉnh lại thời gian đắp hoặc xem xét liệu trong đó có chứa thành phần nào gây kích ứng hay không.
2. Không làm sạch da trước khi đắp mặt nạ
Sử dụng mặt nạ trên nền da sạch là cách tốt nhất để phát huy hiệu quả của nó. Nếu da bạn đang tích tụ dầu thừa, còn lớp trang điểm hoặc các sản phẩm khác, chúng sẽ là rào cản khiến dưỡng chất trong mặt nạ không được hấp thụ.
Sau bước tẩy trang và rửa mặt sạch, bạn có thể sử dụng thêm một lớp toner để cân bằng độ ẩm trên da trước khi đắp mặt nạ.
3. Sử dụng loại mặt nạ không hợp với loại da
Mỗi người có một kiểu da khác nhau - da khô, da dầu, da hỗn hợp... Vì vậy, việc chọn loại mặt nạ phù hợp với loại da, ở từng thời điểm cũng rất quan trọng.
Cần chọn loại mặt nạ phù hợp với tình trạng da ở từng thời điểm. |
Nếu bạn có làn da khô, nên hạn chế dùng các loại mặt nạ đất sét. Nếu sử dụng, cần chú trọng dưỡng ẩm sau đó để tránh mất đi độ ẩm cần thiết, dễ gây đỏ da và kích ứng.
Nếu có làn da dầu, mặt nạ đất sét rất phù hợp để bạn cân bằng lượng dầu thừa. Tuy nhiên, bạn lại cần để ý đến những loại mặt nạ giấy cấp ẩm quá nhiều, có thể gây bít tắc lỗ chân lông.
Với những người có làn da nhạy cảm, nên tránh các loại mặt nạ có thành phần làm sạch hoặc tẩy da chết vì rất dễ kích ứng, nổi mụn.
4. Không thay đổi loại mặt nạ theo mùa
Việc chăm sóc da cũng phụ thuộc vào thời tiết. Khi nhiệt độ và độ ẩm thay đổi, tính chất và nhu cầu của da cũng biến chuyển theo.
Vào mùa đông, mặt nạ dưỡng ẩm rất cần thiết để giảm bớt độ khô của da. Nhưng vào mùa hè, bạn có thể đổi sang các loại mặt nạ mỏng nhẹ, có hoạt chất có khả năng làm sạch dầu như than hoạt tính hay axit glycolic.
5. Không dưỡng ẩm sau khi đắp mặt nạ
Mặt nạ không thay thế kem dưỡng ẩm. Đa số các loại mặt nạ đều cấp ẩm cho da bằng nước và các loại kem dưỡng ẩm dạng hút nước (như glycerin, axit hyaluronic).
Để khóa ẩm, bạn nên thoa kem dưỡng có một số thành phần tạo rào cản (ví dụ như dầu, sáp) để ngăn ngừa tình trạng bốc hơi và khô.
AI có cướp đi công việc của chúng ta?
Trong cuốn AI chuyện chưa kể, tác giả Tomoe Ishizumi cho rằng đây chỉ là công cụ tối ưu không hơn không kém. Có một điều chắc chắn rằng AI có thể thay thế phần lớn công việc mà con người đang làm hiện nay. Tuy nhiên, chúng ta không nên nghĩ máy móc sẽ cướp đi công việc của con người mà hãy nghĩ rằng máy móc sẽ làm những công việc vất vả để con người có thời gian sáng tạo hơn.
Link nội dung: https://businessinvestmentvn.com/5-sai-lam-pho-bien-khi-dap-mat-na-a187023.html