Tiết lộ quy mô 23 ga khách của siêu dự án 67,3 tỷ USD - sẽ ngang ngửa với các tuyến ở Trung Quốc?

Nhà ga đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam sẽ tương đồng với quy mô nhà ga của các tuyến đường sắt tại Trung Quốc, Indonesia, Hàn Quốc, Nhật Bản...

Chính phủ đã trình Quốc hội chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Mới đây, thay mặt Chính phủ, thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng ký Tờ trình số 685/TTr - CP kiến nghị Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.

Dự án đầu tư xây dựng đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam có điểm đầu tại TP. Hà Nội (ga Ngọc Hồi); điểm cuối tại TP.HCM (ga Thủ Thiêm) với tổng chiều dài tuyến khoảng 1.541 km, được đầu tư bằng hình thức đầu tư công.

Dự án đi qua địa phận 20 tỉnh, thành phố gồm: Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, TP.HCM.

Theo đề xuất của Chính phủ, Dự án có mục tiêu xây dựng mới tuyến đường sắt đôi, khổ 1.435 mm, tốc độ thiết kế 350 km/h, tải trọng 22,5 tấn/trục; xây dựng 23 ga khách, 5 ga hàng; đường sắt tốc độ cao vận chuyển hành khách, đáp ứng yêu cầu lưỡng dụng phục vụ quốc phòng, an ninh, có thể vận tải hàng hóa khi cần thiết.

Tổng nhu cầu sử dụng đất của Dự án khoảng 10.827 ha, trong đó đất trồng lúa khoảng 3.655 ha (trong đó đất lúa nước từ 2 vụ trở lên là 3.102 ha); đất lâm nghiệp khoảng 2.567 ha; các loại đất khác theo quy định của pháp luật về đất đai khoảng 4.605 ha. Số dân tái định cư khoảng 120.836 người.

Tại Tờ trình số 685, Chính phủ kiến nghị Quốc hội cho phép trong quá trình vận hành khai thác, trên cơ sở đề xuất của các địa phương, Thủ tướng Chính phủ sẽ quyết định đầu tư bổ sung một số vị trí nhà ga tại các khu đô thị có nhu cầu vận tải lớn.

Quy mô của các nhà ga đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

VTC News trích thông tin từ văn bản giải trình của Bộ GTVT gửi Hội đồng thẩm định Nhà nước về báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam như sau: mỗi vị trí ga khách trong báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đều được quy hoạch không gian phát triển từ 250 - 300 ha (trừ ga Thủ Thiêm).

Các nhà ga hành khách của tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam sẽ gồm 3 khu chức năng, bao gồm: khu phục vụ trực tiếp đón, tiễn khách và bãi đỗ xe với diện tích 6 - 8 ha, tương đương với quy mô của các nhà ga có 4 đường ray tại Trung Quốc, Indonesia, Hàn Quốc, Nhật Bản...

Khu vực dịch vụ thương mại sẽ có diện tích từ 10 - 15 ha, còn khu đô thị dịch vụ sẽ chiếm khoảng 250 - 300 ha.

Tiết lộ quy mô 23 ga khách của siêu dự án 67,3 tỷ USD - sẽ ngang ngửa với các tuyến ở Trung Quốc?- Ảnh 1.

Mỗi vị trí ga khách trên tuyến đường sắt tốc độ cao đều được quy hoạch không gian phát triển từ 250 - 300 ha. Ảnh minh họa bằng AI ChatGPT

Bộ GTVT cũng cho biết: Trong dự án này, vốn đầu tư công chỉ được sử dụng cho khu chức năng phục vụ trực tiếp đón, tiễn khách, trong khi các khu vực phục vụ mục đích thương mại và phát triển TOD sẽ do địa phương kêu gọi nhà đầu tư thực hiện. Quy mô sẽ được xác định tùy thuộc vào điều kiện cụ thể, khuyến khích quy hoạch quy mô lớn.

Riêng ga Ngọc Hồi, là ga đầu mối tại Hà Nội, được tích hợp với các tuyến đường sắt đô thị và đường sắt quốc gia, có quy hoạch khoảng 250 ha. Ga Thủ Thiêm, tích hợp với các tuyến đường sắt đô thị, có quy mô dự kiến khoảng 17 ha. Đối với các ga hàng hóa, mỗi ga sẽ có quy mô khoảng 24,5 ha.

Bộ GTVT nhấn mạnh: Trong bước lập báo cáo nghiên cứu khả thi, Bộ sẽ chỉ đạo chủ đầu tư và tư vấn rà soát, nghiên cứu đề xuất vị trí và quy mô cụ thể của các nhà ga để đảm bảo đáp ứng đủ các yêu cầu, bao gồm nhà ga trung tâm, quảng trường ga và các công trình kết nối đa phương thức.

Danh sách các ga hành khách trên tuyến bao gồm:

STT Tỉnh thành Số ga Tên ga Vị trí
1 Hà Nội 2 Ga hành khách, ga hàng hóa Ngọc Hồi Xã Liên Ninh và Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì
2 Hà Nam 1 Phủ Lý Xã Liêm Tuyền và Liêm Tiết, TP Phủ Lý
3 Nam Định 1 Nam Định Xã Mỹ Hưng, huyện Mỹ Lộc
4 Ninh Bình 1 Ninh Bình Xã Khánh Thượng, huyện Yên Mô
5 Thanh Hóa 1 Thanh Hóa Xã Đông Tân và Đông Lĩnh, TP Thanh Hóa
6 Nghệ An 1 Vinh Xã Hưng Tây, huyện Hưng Nguyên
7 Hà Tĩnh 3

Hà Tĩnh

Xã Thạch Đài, huyện Thạch Hà

Ga hành khách, ga hàng hóa Vũng Áng Xã Kỳ Hoa, huyện Kỳ Anh
8 Quảng Bình 1 Đồng Hới Xã Nghĩa Ninh, TP Đồng Hới
9 Quảng Trị 1 Đông Hà Phường Đông Lương, TP Đông Hà
10 Thừa Thiên Huế 1

TP Huế

Xã Phú Mỹ, huyện Phú Vang
11 Đà Nẵng 1 Đà Nẵng Xã Hòa Sơn, huyện Hòa Vang
12 Quảng Nam 2

Tam Kỳ

Phường Trường Xuân, TP Tam Kỳ

Ga hàng hóa Chu Lai Huyện Núi Thành
13 Quảng Ngãi 1 Quảng Ngãi Phường Quảng Phú, TP Quảng Ngãi và xã Nghĩa Kỳ, huyện Tư Nghĩa
14 Bình Định 2

Bồng Sơn

Xã Hoài Tân và thị trấn Bồng Sơn, huyện Hoài Nhơn

Diêu Trì Xã Phước An, huyện Tuy Phước
15 Phú Yên 1 Tuy Hòa Xã Hòa Thành, thị Xã Đông Hòa
16 Khánh Hòa 2

Ga hàng hóa Vân Phong

Xã Ninh An, thị xã Ninh Hòa

Diên Khánh Xã Diên Thạnh, huyện Diên Khánh
17 Ninh Thuận 1 Tháp Chàm Phường Phước Mỹ, TP Phan Rang
18 Bình Thuận 2

Phan Rí

Xã Phan Hòa, huyện Bắc Bình

Mương Mán Xã Mương Mán, huyện Hàm Thuận Nam
19 Đồng Nai 2

Long Thành

Xã Bình Sơn, huyện Long Thành

Ga hàng hóa Trảng Bom Xã Quảng Tiến, huyện Trảng Bom
20 TP.HCM 1 Thủ Thiêm Phường An Phú, TP Thủ Đức

Lợi ích cho các tỉnh thành có nhà ga đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam sẽ mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho các địa phương có nhà ga hành khách. Cụ thể:

Với vận tốc 350 km/h, tuyến đường sắt này sẽ giúp các địa phương kết nối nhanh chóng với các trung tâm kinh tế lớn như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, và các tỉnh thành khác. Điều này không chỉ giảm khoảng cách địa lý mà còn làm cho việc vận chuyển hàng hóa, thúc đẩy dịch vụ và lao động việc làm trở nên thuận tiện hơn, qua đó thúc đẩy giao thương và hợp tác kinh tế.

Những địa phương có nhà ga sẽ thu hút nhiều du khách hơn nhờ khả năng di chuyển nhanh chóng, tiện lợi. Các chặng như Hà Nội - Vinh, Đà Nẵng, Nha Trang sẽ chỉ mất lần lượt 1,3 giờ, 2,7 giờ và 4,3 giờ, nhanh hơn đáng kể so với các phương tiện hiện hành như tàu hỏa hay xe khách. Thậm chí, đối với một số chặng ngắn, việc đi tàu có thể còn nhanh hơn máy bay khi tính cả thời gian chờ đợi.

Tiết lộ quy mô 23 ga khách của siêu dự án 67,3 tỷ USD - sẽ ngang ngửa với các tuyến ở Trung Quốc?- Ảnh 2.

Ảnh minh họa bằng AI ChatGPT

Các điểm du lịch nổi tiếng hoặc tiềm năng sẽ có cơ hội thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước hơn, tạo điều kiện cho các ngành dịch vụ đi kèm như khách sạn, nhà hàng và bán lẻ phát triển mạnh mẽ.

Việc có hạ tầng giao thông hiện đại như đường sắt tốc độ cao sẽ là yếu tố quan trọng thu hút đầu tư vào các địa phương. Doanh nghiệp sẽ nhìn thấy tiềm năng trong việc đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế và khu dịch vụ gần nhà ga, tận dụng sự thuận lợi trong vận chuyển và logistic.

Ngoài ra, sự xuất hiện của đường sắt tốc độ cao thường đi kèm với việc gia tăng giá trị bất động sản. Các khu vực xung quanh nhà ga có thể trở thành điểm nóng phát triển đô thị và dịch vụ, tạo ra nhiều cơ hội việc làm và thúc đẩy kinh tế địa phương.

Việc di chuyển nhanh chóng giữa các thành phố và khu vực khác nhau cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho lao động di cư, phát triển thị trường lao động. Người dân ở các tỉnh xa có thể dễ dàng làm việc tại các trung tâm kinh tế mà vẫn thường xuyên về quê, góp phần giảm áp lực dân số cho các thành phố lớn.

Hạ tầng giao thông được nâng cấp không chỉ giúp phát triển kinh tế mà còn nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Việc di chuyển nhanh chóng, thuận tiện giúp tiết kiệm thời gian, đồng thời tăng cơ hội tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục và các tiện ích xã hội khác.


Link nội dung: https://businessinvestmentvn.com/tiet-lo-quy-mo-23-ga-khach-cua-sieu-du-an-673-ty-usd-se-ngang-ngua-voi-cac-tuyen-o-trung-quoc-a190932.html