Bà Harris hứa tạo việc làm trình độ cao cho những người không có bằng đại học

Hôm 28-10, Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris hứa sẽ đánh giá lại những công việc yêu cầu trình độ đại học, giúp nhiều người không có bằng đại học có việc làm.

Bà Harris hứa tạo việc làm trình độ cao cho những người không có bằng đại học - Ảnh 1.

Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris thăm hỏi các công nhân tại nhà máy sản xuất chất bán dẫn Hemlock Semiconductor ở thành phố Saginaw, miền trung tiểu bang Michigan ngày 28-10 - Ảnh: REUTERS

Trao đổi với các công nhân tại nhà máy sản xuất chất bán dẫn Hemlock Semiconductor ở thành phố Saginaw, tiểu bang Michigan trong chuyến vận động tranh cử ngày 28-10, Phó tổng thống Kamala Harris cho biết nước Mỹ cần thay đổi quan niệm cho rằng một số công việc trình độ cao chỉ tuyển dụng những người có trình độ Bà Harris: Bằng đại học không phải là điều kiện duy nhất của người lao động - Ảnh 1.Tỉ phú Jeff Bezos lên tiếng về quan điểm trung lập của Washington Post về bầu cử MỹĐỌC NGAY

“Một trong những việc cần làm ngay sau khi đắc cử là đánh giá lại việc làm của người lao động. Tôi đã bắt đầu xem xét những công việc nào không yêu cầu người lao động phải có bằng đại học. Bởi bằng cấp không phải là điều kiện duy nhất đối với một người lao động đủ tiêu chuẩn”, ứng cử viên Đảng Dân chủ nói thêm.

Đài Al Jazeera nhận định bình luận của phó tổng thống Mỹ phản ánh nỗ lực của Đảng Dân chủ nhằm thu hẹp khoảng cách chính trị Mỹ giữa cử tri có trình độ đại học và cử tri có trình độ dưới bậc đại học.

Đảng Dân chủ đang cố gắng thu hút sự ủng hộ từ nhóm cử tri có trình độ dưới bậc đại học. Nhóm cử tri này cũng là những người có xu hướng bỏ phiếu cho Đảng Cộng hòa nhiều hơn.

Theo phân tích của giới quan sát, chuyến thăm nhà máy sản xuất chất bán dẫn ở miền trung Michigan còn nhằm mục đích nêu bật những nỗ lực của Đảng Dân chủ trong việc thúc đẩy xây dựng ngành công nghiệp bán dẫn của Mỹ.

Trước đó, Hemlock Semiconductor đã nhận được khoản tài trợ liên bang trị giá 325 triệu USD để xây dựng một nhà máy mới theo đạo luật CHIPS và khoa học. Đạo luật này được Tổng thống Mỹ Joe Biden ký ban hành thành luật từ ngày 9-8-2022, nhằm đưa nước Mỹ giành vị trí dẫn đầu trong ngành bán dẫn toàn cầu.

Trả lời trên kênh podcast The Joe Rogan Experience ngày 18-10, cựu tổng thống Mỹ Donald Trump đã lên tiếng chỉ trích đạo luật CHIPS và khoa học và cho rằng các khoản trợ cấp đã được chuyển đến các công ty vốn đã giàu có sẵn.

Để không bỏ lỡ các thông tin liên quan bầu cử tổng thống Mỹ năm 2024, mời bạn đọc theo dõi trên Tuổi Trẻ Online tại đây.

Bà Harris: Bằng đại học không phải là điều kiện duy nhất của người lao động - Ảnh 2.Bầu cử Mỹ: Các tỉ phú tài trợ có quyết định kết quả?

Từ Thung lũng Silicon đến Phố Wall, một số tỉ phú Mỹ đã trở thành nhà tài trợ lớn cho ông Trump và bà Harris, trong khi có những tỉ phú không công khai ủng hộ bên nào.

Link nội dung: https://businessinvestmentvn.com/ba-harris-hua-tao-viec-lam-trinh-do-cao-cho-nhung-nguoi-khong-co-bang-dai-hoc-a192671.html