Trong năm 2023, cả nước có gần 1.300 ca nhập viện sau khi sử dụng
TLĐT liên tục thay đổi hương liệu để “câu” người trẻ - Ảnh: NAM TRẦN
Đại diện Cục Phòng, chống tội phạm về ma túy nhận định cần sớm hoàn thiện chính sách pháp luật về TLĐT. Ông cho hay Bộ Công an đồng tình với đề xuất cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, quảng cáo TLĐT, TLNN của Bộ Y tế.
"Theo đánh giá của cơ quan chuyên môn, thuốc lá thế hệ mới về cơ bản là độc hại, không có bằng chứng ít tác hại hơn thuốc lá thông thường. Đặc biệt, đối tượng tác động chủ yếu là giới trẻ, số người sử dụng ngày càng tăng.
Trong khi đó, kết quả thống kê của cơ quan công an cho thấy số vụ, số đối tượng, vật chứng phát hiện, bắt giữ tăng dần theo các năm. Việc các đối tượng lợi dụng tẩm ướp ma túy vào TLĐT để mua bán diễn biến ngày càng phức tạp.
Chỉ khi đưa vào mặt hàng cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu… thì mới có căn cứ xử lý đối với các hành vi có liên quan một cách thích đáng, có tính răn đe", thượng tá Trung nhấn mạnh.
Về phía Bộ Giáo dục và Đào tạo, TS Nguyễn Nho Huy - phó vụ trưởng Vụ Giáo dục thể chất - đồng tình với đề xuất cấm hoàn toàn TLĐT, TLNN của Bộ Y tế. "Những bằng chứng cụ thể về tác hại của TLĐT đã rõ, cần cấm để bảo vệ thế hệ trẻ", ông Huy nói.
Ông Trần Văn Thuấn cũng cho rằng Việt Nam cần có hành động mạnh mẽ để ngăn chặn thuốc lá thế hệ mới. "Trước mắt, Bộ Y tế đề xuất Quốc hội ban hành nghị quyết cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, quảng cáo TLĐT, TLNN và thuốc lá thế hệ mới khác trong khi Bộ Y tế xây dựng hồ sơ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá", ông Thuấn nói.
Link nội dung: https://businessinvestmentvn.com/da-co-du-can-cu-ve-tac-hai-khung-khiep-cua-thuoc-la-dien-tu-a192870.html