Chiều 29-10 (giờ địa phương), trong khuôn khổ tham dự Hội nghị Thủ tướng Phạm Minh Chính: Trung Đông và UAE có vị trí rất quan trọng với Việt NamĐỌC NGAY
Đặc biệt là thúc đẩy tăng cường trao đổi đoàn các cấp, đưa hợp tác kinh tế thành trụ cột chính trong quan hệ song phương.
Mục tiêu là đưa Saudi Arabia là một trong các nhà đầu tư hàng đầu tại Việt Nam và hướng tới việc nâng kim ngạch thương mại song phương lên trên 10 tỉ USD vào năm 2030.
Trụ cột "hợp tác tương lai" của hai nước là đổi mới sáng tạo, chuyển đổi xanh, chuyển đổi số. Giáo dục, du lịch, lao động giao lưu nhân dân trở thành nền tảng vững chắc.
Cùng phối hợp và ủng hộ lẫn nhau trong các vấn đề khu vực và thế giới tại các diễn đàn quốc tế.
Thủ tướng Phạm Minh Chính khuyến khích Saudi Arabia đầu tư vào các lĩnh vực, dự án chiến lược, mang tính biểu tượng, đột phá tại Việt Nam. Xem xét xây dựng trung tâm trung chuyển, dự trữ dầu thô và sản phẩm lọc hóa dầu tại Việt Nam để xuất khẩu sang các thị trường Đông Nam Á.
Khai thác thị trường Halal, kết nối trung tâm đổi mới sáng tạo với Saudi Arabia
Hai bên cần khai thác tiềm năng phát triển ngành Halal của Việt Nam. Đây là nhiệm vụ trọng tâm, vừa góp phần bảo đảm an ninh lương thực, vừa mở ra cơ hội khai thác thị trường Halal.
Thúc đẩy kết nối các trung tâm đổi mới sáng tạo của hai nước. Phối hợp tổ chức các triển lãm công nghệ quốc tế; hợp tác xây dựng hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và chia sẻ kinh nghiệm xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế tại TP.HCM.
Hoàng thái tử, Thủ tướng Saudi Arabia nhất trí với các đề xuất trên và đề nghị hai bên chỉ đạo các bộ, ngành tiếp tục trao đổi để cụ thể hóa các đề xuất hợp tác, hiện thực hóa những tiềm năng hợp tác song phương.
Với đề nghị của Thủ tướng là tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại Saudi Arabia, đóng góp hợp tác hữu nghị giữa hai nước, Hoàng thái tử, Thủ tướng Saudi Arabia khẳng định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động Việt Nam ổn định cuộc sống tại nước này.
Thúc đẩy hợp tác xe điện với Ai Cập, xuất khẩu sản phẩm Halal vào Jordan
Trong chuỗi sự kiện tại Saudi Arabia, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã hội kiến Thủ tướng Ai Cập Mostafa Madbouly trong khuôn khổ tham dự Hội nghị Sáng kiến đầu tư tương lai lần thứ 8 (FII8).
Theo đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao vai trò, vị thế của Ai Cập tại khu vực và các diễn đàn đa phương. Ca ngợi những giá trị mà nền văn minh sông Nile đem lại cho nhân loại, Thủ tướng đề nghị hai nước tích cực thúc đẩy quan hệ mọi mặt phát triển hơn nữa, hướng đến nâng quan hệ hai nước lên những tầm cao mới.
Thủ tướng Ai Cập khẳng định coi trọng quan hệ truyền thống với Việt Nam, mong muốn thúc đẩy quan hệ hai nước.
Hai nhà lãnh đạo nhất trí thúc đẩy nghiên cứu, xem xét đàm phán các hiệp định, thỏa thuận tạo khung pháp lý cho quan hệ thương mại.
Trong đó, hai bên nhất trí về khả năng thiết lập các khuôn khổ hợp tác thương mại song phương để nâng cao kim ngạch thương mại; khuyến khích các doanh nghiệp hai nước đầu tư lẫn nhau trong các lĩnh vực xe điện, nghiên cứu phần mềm, năng lượng tái tạo, năng lượng mặt trời, chuyển đổi xanh, chuyển đổi số…; thúc đẩy hợp tác đào tạo, giao lưu văn hóa, du lịch, nâng cao hiểu biết lẫn nhau và ủng hộ trên các diễn đàn đa phương.
Tiếp Hoàng thái tử Jordan Al Hussein bin Abdullah II, Thủ tướng Phạm Minh Chính chúc mừng thành công của Jordan trong triển khai "Tầm nhìn hiện đại hóa kinh tế"; đánh giá cao vai trò của Jordan trong việc hỗ trợ người dân Palestine, qua đó đóng góp vào hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển tại khu vực.
Hoàng thái tử Jordan bày tỏ ngưỡng mộ các thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, điểm sáng về phát triển kinh tế ở khu vực châu Á. Hoàng thái tử cho biết Nhà vua Jordan có tình cảm đặc biệt và sẽ thăm Việt Nam trong thời gian sớm nhất.
Hoàng thái tử nhất trí với đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc thiết lập các cơ chế hợp tác song phương như tham vấn chính trị giữa hai Bộ Ngoại giao và Ủy ban liên chính phủ giữa hai nước.
Hoàng thái tử Jordan hoan nghênh hướng đi mới của Việt Nam trong đầu tư phát triển ngành Halal, khẳng định khu vực Ả Rập là thị trường rất tiềm năng và sẵn sàng phối hợp, nhập khẩu các sản phẩm lương thực Halal của Việt Nam nhằm bảo đảm an ninh lương thực trong nước cũng như mở rộng, tái xuất khẩu vào các thị trường khu vực.