Vì sao các nhà ga đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam không được đặt quá gần?

Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Danh Huy cho biết các nhà ga thuộc tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam không được đặt quá gần để đảm bảo hiệu quả đầu tư.

Vì sao các nhà ga đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam không được đặt quá gần? - Ảnh 1.

Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Danh Huy - cho biết nhằm đảm bảo hiệu quả kinh tế, các nhà ga thuộc đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam không được đặt quá gần - Ảnh: NGUYỄN HOÀNG

Ngày 3-11, đoàn công tác của Ủy ban Kinh tế Quốc hội đã làm việc với Bộ Giao thông vận tải và UBND tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, TP.HCM về nội dung liên quan đến đầu tư xây dựng dự án Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cần 10.800ha đất

Theo Thứ trưởng Huy, từ kinh nghiệm của Trung Quốc đã có những tuyến đường sắt đầu tư nhiều ga, tuy nhiên sau 5 năm thì không có khách đi đến, việc vận hành khai thác không đủ đóng tiền điện dẫn đến đóng cửa khiến thiết bị xuống cấp.

"Nơi nào có nhu cầu đi đến chúng tôi đều đặt nhà ga, nhưng không phải chỗ nào có nhu cầu đi đến chúng tôi cũng đặt nhà ga (nếu vậy thì từng phường, xã đều có nhu cầu cả), vậy nên nơi nào nhu cầu đủ lớn thì mới hiệu quả" - ông Huy nhấn mạnh.

Ông cho biết hướng tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam dự kiến đi qua 20 tỉnh, thành phố với tổng chiều dài khoảng 1.541km thì dứt khoát mỗi tỉnh, thành phố này đều phải có 1 nhà ga để phục vụ nhu cầu đi lại, kinh tế, an ninh, quốc phòng...

Những vị trí đặt nhà ga đường sắt tốc độ cao bắt buộc phải kết nối với các phương thức vận tải khác như sân bay, bến xe, bến cảng...

"Các nhà ga phải đặt không quá gần vì khi đặt gần quá thì tốc độ của tàu là 350km/h khi tăng tốc thì chiều dài tăng tốc, chiều dài hãm tốc mất khoảng 15km thì tổng thời gian chạy tốc độ tối đa sẽ ngắn dẫn đến không hiệu quả" - ông Huy nói.

Ông cũng nói rõ biểu đồ chạy tàu, dừng ga nào, chạy bao nhiêu đều thay đổi theo giờ, theo mùa, thay đổi theo năm và thay đổi theo từng thời kỳ.

"Trong quá trình chúng tôi vận hành các nhà ga đường sắt tốc độ cao sẽ điều chỉnh thường xuyên, ví dụ như mùa hè chúng tôi sẽ dừng thường xuyên ở các ga có nhu cầu du lịch lớn, nhưng mùa đông chúng tôi điều chỉnh lại" - ông Huy cho hay.

Đề xuất thêm ga Cam Lâm

Tại buổi làm việc. ông Nguyễn Tấn Tuân - chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa - cho biết dự kiến trên địa bàn tỉnh có ga hành khách tại huyện Diên Khánh và ga hàng tại thị xã Ninh Hòa, ông Tuân đề xuất nên có thêm 1 nhà ga ở huyện Cam Lâm (Khánh Hòa).

Theo ông Tuân, hiện nay quy hoạch đô thị Cam Lâm đã được Thủ tướng phê duyệt và đã có nhà đầu tư chiến lược đề xuất và chúng tôi đang báo cáo với Thủ tướng để chấp thuận chủ trương đầu tư.

"Đây là khu vực rất tiềm năng và đủ điều kiện để các bộ, ngành xem xét cho tỉnh Khánh Hòa bổ sung thêm 1 nhà ga ở huyện Cam Lâm" - ông Tuân cho hay.

Vì sao các nhà ga đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam không được đặt quá gần? - Ảnh 3.Vốn đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam kể cả mua tàu là 72,8 tỉ USD

Vốn đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam cần được rà soát, tính đúng, tính đủ chi phí mua bổ sung các đoàn tàu trong giai đoạn 2036 - 2045, theo đó tổng vốn đầu tư dự án sẽ tăng lên hơn 72,8 tỉ USD.

Link nội dung: https://businessinvestmentvn.com/vi-sao-cac-nha-ga-duong-sat-toc-do-cao-bac-nam-khong-duoc-dat-qua-gan-a193824.html