Sát ngày bầu cử, khảo sát ở cả toàn quốc và tại các bang chiến trường - nơi quyết định cửa "sinh tử" cho cả hai ứng viên Kamala Harris và Donald Trump - vẫn chưa thể cho thấy ai đang áp đảo hơn trong khi biên độ sai số lại ngày càng mở rộng.
Có lẽ đây là cuộc bầu cử có những xáo trộn nhất từ trước đến nay. Việc bà Harris thay Tổng thống Joe Biden làm ứng viên của Đảng Dân chủ là một thay đổi rất lớn. Ở phía Ông Trump, bà Harris được bảo vệ ra sao dịp bầu cử Mỹ?Bầu cử Mỹ: Ông Trump, bà Harris chạy đua đến phút chótQuá nhiều ẩn số bầu cử Mỹ
Trên bình diện thế giới cũng nảy sinh những cuộc khủng hoảng và có thể tác động ngược trở lại đến nội tình của nước Mỹ, đặc biệt là cuộc khủng hoảng Trung Đông. Trong cục diện như vậy thật khó để đoán định được ai sẽ là người chiến thắng.
Với các nước trên thế giới, câu hỏi hiện tại là ai sẽ chiến thắng. Khác biệt giữa hai ứng viên quá rõ ràng nhưng chúng ta có thể thấy điểm chung là chắc chắn nước Mỹ không thể hoàn toàn biệt lập được và Mỹ vẫn phải tiếp tục giao dịch trên thế giới.
Sự cạnh tranh giữa các nước lớn là vấn đề có sự đồng thuận của cả hai đảng và cạnh tranh nước lớn ngày càng gay gắt thì sức ép chọn bên với các nước khác càng đáng kể.
Đó là thách thức nhưng cũng là cơ hội, đan xen nhau chứ không tách biệt và là điều các nước khác cần nhìn vào.
Với Việt Nam, phải thấy rằng quan hệ Việt - Mỹ đã phát triển tốt đẹp và cả hai đều cùng có lợi. Nhìn lại suốt gần 30 năm qua, mối quan hệ giữa hai nước Việt Nam và Mỹ liên tục phát triển với sự ủng hộ của cả Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa.
Trong thời gian đó, các tổng thống của Mỹ đều đến thăm Việt Nam, riêng ông Trump là hai lần vào năm 2017 và 2019.
Bà Harris, trên cương vị phó tổng thống, cũng là quan chức cấp cao đầu tiên của chính quyền Biden đến thăm Việt Nam năm 2021, tức ngay trong năm đầu tiên của nhiệm kỳ và tại Hà Nội bà đã công bố viện trợ hàng triệu liều vắc xin COVID-19 từ Mỹ cho Việt Nam.
Chúng ta phải theo dõi và có những kịch bản để có thể tiếp tục những "cái đà" trong quan hệ này. Nếu ông Trump thắng, ông ấy sẽ không ưu tiên chuyển đổi xanh mà tiếp tục sử dụng năng lượng hóa thạch, trong đó có dầu khí và khí hóa lỏng.
Hay khi bà Harris đắc cử, bà ấy có khả năng sẽ nhấn mạnh nhiều hơn đến các tiêu chuẩn, trong đó có tiêu chuẩn lao động...
Dù là gì chắc chắn lợi ích gắn kết của Mỹ về kinh tế, thương mại, đầu tư hay chiến lược vẫn ở châu Á - Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và Việt Nam vẫn là một mắt xích quan trọng.
Điều cực kỳ quan trọng là cho dù ai lên nắm quyền, Việt Nam cần phải nhấn mạnh chính sách nhất quán là coi trọng hợp tác với Mỹ và là một trong những ưu tiên hàng đầu.
Đồng thời cần tiếp tục thúc đẩy đà quan hệ đã được phát triển trong ba thập niên qua và cả hai bên đều có nhiều lợi ích để cùng hướng đến.
Link nội dung: https://businessinvestmentvn.com/viet-my-nhung-loi-ich-cung-huong-den-a194240.html