Nhiều nơi ở miền Bắc chất lượng không khí xấu, rất kém

Cập nhật chất lượng không khí theo từng giờ cho thấy nhiều nơi ở Hà Nội, Thái Nguyên, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình có chất lượng không khí ở ngưỡng xấu, rất kém.

Nhiều nơi ở miền Bắc chất lượng không khí xấu, rất kém - Ảnh 1.

Khu vực quận Nam Từ Liêm, Hà Nội trong một ngày ô nhiễm không khí - Ảnh: DANH KHANG

Ngày 9-11, Cổng thông tin quan trắc chất lượng Ô nhiễm không khí liên quan đến học tập và trí nhớ kém ở trẻ em

Trong khi đó, trên Cổng thông tin quan trắc môi trường của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, một số quận huyện như: huyện Hoài Đức, Quốc Oai, quận Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm cũng có chất lượng không khí xấu.

Chiều cùng ngày, tại một số tuyến đường như: Nguyễn Văn Cừ (quận Long Biên), Giải Phóng (quận Hoàng Mai), Khuất Duy Tiến (quận Thanh Xuân) chất lượng không khí vẫn ở ngưỡng xấu.

Trả lời phóng viên Tuổi Trẻ, bà Nguyễn Hoàng Ánh - phó trưởng phòng phụ trách Phòng quản lý chất lượng môi trường, Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường - cho biết theo quy luật, ô nhiễm không khí bắt đầu từ tháng 10 của năm trước đến tháng 3 của năm sau.

Theo chỉ số đánh giá chất lượng môi trường không khí (AQI), vào giai đoạn chuyển mùa năm 2024 mức độ ô nhiễm không khí diễn biến từ ngày 1-10 đến nay có thời điểm dao động ở mức "kém" hoặc "xấu". AQI trung bình 24h từ 101 - 150 là mức "kém", từ 151 - 200 là mức "xấu" trong thang 6 mức của chỉ số.

Những trang web chính thống, cập nhật chất lượng không khí theo từng giờ

Nhiều nơi ở miền Bắc chất lượng không khí xấu, rất kém - Ảnh 2.

Góc hồ Tây, quận Tây Hồ trong một ngày Hà Nội có nhiều điểm quan trắc chỉ số chất lượng không khí ở ngưỡng xấu, kém - Ảnh: D.KHANG

Theo bà Ánh, so sánh với các năm trước, giai đoạn có đại dịch COVID-19, các hoạt động kinh tế xã hội ngưng lại thì chất lượng không khí thời điểm cùng kỳ năm nay có chỉ số AQI cao hơn, nhưng so với cùng thời điểm năm 2022 - 2023 thì chỉ số AQI có thấp hơn đôi chút. 

Tuy nhiên, năm nay mới bước vào giai đoạn đầu của "chuyển mùa" nên cần có thêm thời gian và số liệu quan trắc để có căn cứ đối chiếu so sánh diễn biến giữa các năm chính xác nhất.

Bà Ánh cho rằng hiện nay vấn đề nóng ô nhiễm không khí, đặc biệt tại Hà Nội, được dư luận và báo chí quan tâm, đây là mặt tích cực giúp người dân nhận thức, có biện pháp phòng ngừa. Chính quyền địa phương, cơ quan quản lý môi trường các cấp có biện pháp hiệu quả. 

Bên cạnh đó, việc sử dụng nguồn gốc dữ liệu, thông tin, cách chuyển tải thông điệp đến người dân cần hết sức chuẩn mực, tránh gây hoang mang dư luận.

Vì vậy theo bà Ánh, Bộ Tài nguyên và Môi trường khuyến cáo người dân cần theo dõi thông tin diễn biến chất lượng môi trường không khí trên các trang thông tin chính thống của các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường ở trung ương, địa phương. Không theo dõi, phát tán thông tin trên những trang thông tin chưa được cơ quan quản lý nhà nước xác nhận.

Theo tìm hiểu của phóng viên Tuổi Trẻ, trang web https://cem.gov.vn/ của Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường và trang web https://moitruongthudo.vn/ của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội là một trong những trang chính thống, cập nhật thông tin chất lượng không khí theo từng giờ trong ngày từ nhiều năm nay.

Vì sao Bộ TN-MT khuyến cáo người dân theo dõi chất lượng không khí trên trang chính thống? - Ảnh 3.

Một góc huyện Hoài Đức và quận Hà Đông - Ảnh: D.KHANG

Giải pháp nào cải thiện chất lượng không khí?

Theo Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường, trong nhiều năm qua Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chủ động phối hợp với các địa phương hướng dẫn, triển khai đồng bộ để cải thiện chất lượng không khí.

Trong đó, nghiên cứu, xây dựng hệ thống cảnh báo, dự báo ô nhiễm môi trường không khí tại một số đô thị lớn trên cả nước. Hiện hệ thống này đang trong giai đoạn hoàn thiện vận hành thử nghiệm, Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường sẽ công bố thông tin về dự báo chất lượng không khí ngắn hạn sau khi hệ thống đi vào vận hành chính thức.

Ngoài ra, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã hướng dẫn địa phương tổng hợp dữ liệu về nguồn thải, hiện trạng ô nhiễm, các giải pháp. Tăng cường giám sát chất lượng không khí và nguồn thải như tăng cường lắp đặt bổ sung các trạm quan trắc không khí cố định và di động, cung cấp dữ liệu thời gian thực về chất lượng không khí.

Đồng thời kiểm soát khí thải từ phương tiện giao thông như đầu tư thêm vào các tuyến xe buýt điện, tàu điện trên cao nhằm giảm phụ thuộc vào phương tiện cá nhân như tại Hà Nội...

Ô nhiễm không khí tác động ra sao đến sức khỏe con người?

Trước đó, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, bác sĩ Nguyễn Ngọc Hồng - trưởng khoa bệnh phổi nghề nghiệp, Bệnh viện Phổi trung ương - cho biết những hạt bụi có thể xâm nhập vào hệ thống hô hấp qua không khí, đi vào phổi.

Khi không khí bị ô nhiễm, có nhiều bụi nhỏ, hạt bụi càng nhỏ sẽ càng đi sâu vào cơ thể hơn. Tại những môi trường đô thị với mật độ giao thông đông sẽ khiến lượng bụi hữu cơ nhiều hơn.

Việc đốt cháy nhiên liệu động cơ, sản sinh ra các tạp chất phát tán ra môi trường như cacbon, nitơ, lưu huỳnh... rất độc hại. Những hạt bụi này có kích thước nhỏ và chứa nhiều hợp chất hóa học, lơ lửng trong không khí.

"Những chất này khi vào cơ thể nhẹ thì gây kích ứng như hắt hơi, sổ mũi, nặng có thể khiến con người có phản ứng ho, khạc đờm kéo dài, thậm chí khó thở. Đặc biệt, lo ngại ở những người có bệnh hô hấp, viêm phế quản mạn tính, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính...", bác sĩ Hồng nêu.

Vì sao Bộ TN-MT khuyến cáo người dân theo dõi chất lượng không khí trên trang chính thống? - Ảnh 4.'Mùa' ô nhiễm không khí tại Hà Nội đã bắt đầu

Theo chuyên gia môi trường, "mùa" ô nhiễm không khí ở Hà Nội và nhiều tỉnh, thành phía Bắc đã bắt đầu. Chỉ số từ các trạm quan trắc không khí đo được cho thấy nhiều nơi cũng ở ngưỡng xấu, kém.

Link nội dung: https://businessinvestmentvn.com/nhieu-noi-o-mien-bac-chat-luong-khong-khi-xau-rat-kem-a195251.html