Nguồn tin cũng cho biết chính sách này đã được phê duyệt vào đầu tháng 11-2024, ngay trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ.
Động thái này đánh dấu lần đầu tiên kể từ khi xung đột Nga - Ukraine nổ ra vào năm 2022, các công ty Mỹ được ký hợp đồng với Ông Trump cho tỉ phú Elon Musk điện đàm chung với tổng thống UkraineĐỌC NGAY
Việc "dỡ lệnh cấm" này đánh dấu một thay đổi đáng kể nữa trong chính sách của chính quyền ông Biden đối với Ukraine, khi tìm cách giúp quân đội Kiev chiếm ưu thế trước Matxcơva.
Bộ Ngoại giao Mỹ đã cảnh báo công dân nước này không nên đến Ukraine từ năm 2022. Nhà Trắng quyết tâm hạn chế cả mối nguy hiểm với người Mỹ và tránh hình thành nhận thức rằng Washington đang tham chiến ở Kiev.
Do đó, các thiết bị quân sự do Mỹ cung cấp cho Ukraine khi bị hư hỏng phải chuyển đến Ba Lan, Romania hoặc các nước thành viên NATO khác để sửa chữa, gây tốn kém cả chi phí và thời gian.
Quân đội Mỹ cũng chỉ giúp người Ukraine trong công tác bảo dưỡng và hậu cần từ xa thông qua video hoặc các cuộc gọi được bảo mật.
Tuy nhiên, không rõ liệu Tổng thống đắc cử Donald Trump có duy trì chính sách này khi ông nhậm chức vào tháng 1-2025 hay không. Ông Trump từng tuyên bố sẽ chấm dứt xung đột Nga - Ukraine "trong vòng 24 giờ" sau khi trở lại nắm quyền.
Link nội dung: https://businessinvestmentvn.com/my-lan-dau-cho-phep-nha-thau-den-bao-duong-f-16-patriot-o-ukraine-a195270.html