Nhiều người có thời gian sống ở Nhật nhận ra sống
Chị Thảo và chiếc laptop đã dùng 10 năm của mình - Ảnh: AN VI
Gần đây, xu hướng tiêu dùng tối giản (underconsumption), có gì xài nấy đang nổi lên trong giới trẻ khắp thế giới, từ các nước ở châu Mỹ cho tới châu Á.
Trong bối cảnh lạm phát, chi phí sinh hoạt gia tăng, tối giản là cách mà nhiều người chọn lựa nhằm thúc đẩy lối sống tái sử dụng, tiết kiệm, ưu tiên chất lượng hơn số lượng, đồng thời sống thân thiện môi trường.
Tuy vậy, nhà nghiên cứu Seshan Ramaswami (Đại học Quản lý Singapore) cho rằng xu hướng tiêu dùng tối giản có thể gây hại cho các nhà bán lẻ vì lợi nhuận của họ gắn chặt với chi tiêu của người tiêu dùng.
Song xu hướng này cũng có thể tạo ra các cơ hội kinh doanh khác. Các công ty tham gia lĩnh vực sửa chữa hàng cũ, phụ tùng thay thế và các sản phẩm tự làm có thể hưởng lợi từ sự thay đổi trong hành vi tiêu dùng.
Đừng nhầm giữa tối giản và bủn xỉn
Tự nhận mình học theo lối sống tối giản, thanh lọc đồ đạc, song thực tế cách tối giản của Phương Nam (ở quận 7, TP.HCM) là... mượn đồ người khác để sử dụng, còn đồ mình thì bán lấy tiền tiêu xài.
Nam ăn uống rất ít và cũng chỉ mua đồ ăn sale, bạn cùng phòng trọ hầu như chẳng thấy anh mua thực phẩm gì vượt quá 100.000 đồng.
Đến chiếc quạt trong phòng, Nam cũng tranh thủ lúc bạn đi học để mượn dùng. Những lần hiếm hoi ra ngoài chơi, anh mượn áo khoác, giày dép của bạn dù luôn nói chỉ thích ăn mặc đơn giản.
__________________________________________________
Không hẳn cứ vứt đồ là hạnh phúc, người chọn đơn giản hóa cuộc sống chỉ nhận ra niềm vui khi chi tiêu hợp lý, biết đủ, hiểu những gì là cần thiết với mình, và quan trọng là thoải mái chứ không phải gượng ép, bó buộc bản thân.
Kỳ 3: Sống tối giản, người thành công, kẻ... nửa mùa
Link nội dung: https://businessinvestmentvn.com/khi-nguoi-tre-tap-song-toi-gian-ky-2-song-o-cai-noi-cua-nguoi-toi-gian-a195384.html