Sáng 13-11, với đa số phiếu tán thành, Quốc hội đã bấm nút thông qua nghị quyết về dự toán Thủ tướng: Chính phủ tập trung hoàn thiện thể chế, tạo đột phá từ chính thể chếĐỌC NGAY
Các bộ ngành, địa phương tiếp tục thực hiện các giải pháp tạo nguồn cải cách chính sách tiền lương theo quy định. Cho phép tiếp tục loại trừ một số khoản thu khi tính số tăng thu ngân sách địa phương dành để cải cách tiền lương.
Từ ngày 1-7-2024 được mở rộng phạm vi sử dụng nguồn tích lũy cho cải cách tiền lương của ngân sách trung ương để điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công và tinh giản biên chế.
Cho phép sử dụng nguồn cải cách tiền lương của ngân sách địa phương để thực hiện các chính sách an sinh xã hội do trung ương ban hành và tinh giản biên chế.
Các địa phương được sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư để đầu tư cho các dự án kết nối vùng, kết nối quốc gia, các công trình trọng điểm quốc gia thực hiện tại địa phương theo quy định của cấp có thẩm quyền trong trường hợp địa phương có nguồn dư lớn.
Tinh giản biên chế, sắp xếp tổ chức bộ máy
Cam kết bảo đảm nguồn kinh phí cải cách tiền lương và thực hiện các chính sách an sinh xã hội do trung ương ban hành cho cả lộ trình đến năm 2030, và không đề nghị ngân sách trung ương hỗ trợ.
Nghị quyết được thông qua giao Chính phủ tập trung điều hành chính sách tài khóa chủ động, hợp lý, linh hoạt, hiệu quả; phối hợp đồng bộ, chặt chẽ, nhịp nhàng với chính sách tiền tệ và các chính sách khác.
Tăng cường quản lý thu, cơ cấu lại nguồn thu bảo đảm tính bền vững. Chống thất thu, chuyển giá trốn thuế; gian lận thương mại. Đặc biệt trong các hoạt động thương mại dựa trên nền tảng số; đôn đốc thu hồi các khoản nợ đọng thuế.
Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn sớm xây dựng phương án sửa đổi Luật Ngân sách nhà nước, gắn với việc sửa đổi cơ chế phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi một cách tổng thể, thận trọng, có đánh giá tác động đầy đủ nhằm bảo đảm vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương trình Quốc hội xem xét, quyết định.
Siết chặt kỷ luật, kỷ cương, tăng cường trách nhiệm người đứng đầu trong quản lý, sử dụng tài chính, ngân sách. Có giải pháp hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng đề xuất, công tác chuẩn bị, phê duyệt dự án ODA. Xem xét trách nhiệm trong xây dựng dự toán không sát thực tế, tổ chức thực hiện thiếu hiệu quả dẫn đến giải ngân vốn đầu tư công thấp.
Nghiên cứu, đề xuất việc xử lý các bất hợp lý phát sinh trong chế độ cho một số đối tượng, ngành nghề (viên chức ngành giáo dục, y tế...); đề xuất việc tiếp tục điều chỉnh tăng tiền lương khu vực công, lương hưu, trợ cấp…
Tiếp tục tinh giản biên chế, sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính tinh gọn, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, kiểm soát chặt chẽ bội chi ngân sách, cơ cấu lại nợ công.
Link nội dung: https://businessinvestmentvn.com/khong-tang-tien-luong-khu-vuc-cong-luong-huu-tro-cap-bao-hiem-xa-hoi-nam-2025-a196053.html