Láng giềng Việt Nam vận hành một lúc 76 giếng sâu không người điều khiển, mỗi ngày ‘trục vớt’ 7.500 tấn ‘kho báu’, thu giữ được nửa triệu tấn CO2

Theo Global Times, dự án cụm giàn khai thác dầu Enping 15-1 đã được vận hành toàn bộ công suất, với 76 giếng được đi vào hoạt động cùng hệ thống thu hồi, sử dụng và lưu trữ carbon.

Dự án Enping 15-1, cụm khai thác dầu ngoài khơi lớn và thông minh nhất của Trung Quốc, đã đưa toàn bộ 76 giếng vào hoạt động. Sản lượng dầu thô hàng ngày của dự án này là hơn 7.500 tấn và đạt mức kỷ lục mới. 

Giàn khoan dầu này nằm ở khu vực ngoài khơi cách thành phố Thâm Quyến khoảng 200km về phía tây nam. 

Dự án bao gồm 4 giàn khoan ngoài khơi và 6 mỏ dầu liền kề. Kể từ khi giếng đầu tiên bắt đầu đi vào sản xuất vào tháng 12/2022, cụm đã sản xuất tổng cộng 2,8 triệu tấn dầu thô. 

Các mỏ dầu Enping 15-1/10-2/15-2/20-4 có độ sâu trung bình khoảng 90 mét. Các cơ sở sản xuất chính của dự án bao gồm 2 giàn khoan sản xuất và 1 giàn giếng không người điều khiển. Trước đó, dự án dự kiến sẽ đạt sản lượng ở mức đỉnh khoảng 35.500 thùng dầu thô mỗi ngày vào năm 2024.

Láng giềng Việt Nam vận hành một lúc 76 giếng sâu không người điều khiển, mỗi ngày ‘trục vớt’ 7.500 tấn ‘kho báu’, thu giữ được nửa triệu tấn CO2- Ảnh 1.

Cơ sở khai thác dầu ngoài khơi Enping-15 nằm ở khu vực ngoài khơi cách thành phố Thâm Quyến khoảng 200km về phía tây nam.

Bên cạnh đó, khu vực này còn được Tổng công ty Dầu khí Ngoài khơi Quốc gia Trung Quốc (CNOOC) triển khai hệ thống thu hồi, sử dụng và lưu trữ carbon (CCUS). Hệ thống này được lắp đặt cách Enping-15-1 khoảng 3 km và kết nối với cụm này để cung cấp cho hệ thống địa chất học dưới đáy biển. Đến nay, hệ thống đã thu hồi được hơn 60 triệu mét khối carbon dioxide. China Energy, nhà phát triển của CCUS này, cho biết, cơ sở này đã được kết nối với một cơ sở phát điện tại nhà máy điện than Thái Châu và có thể thu hồi 500.000 tấn CO2/năm.

Dự án này đã đạt được mục tiêu phát triển xanh cho các mỏ dầu khí ngoài khơi, thông qua việc liên tục triển khai các biện pháp tiết kiệm năng lượng và công nghệ giảm phát thải, thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh và giảm phát thải carbon. 

Cụm khai thác dầu Enping 15-1 là nơi có giàn khoan dầu thô ngoài khơi lớn nhất châu Á, có khả năng lưu trữ carbon dioxide ngoài khơi đầu tiên và được tích hợp các tính năng thông minh, không cần người điều khiển của Trung Quốc. 

Enping 15-1 được trang bị phần mềm điều khiển từ xa, khả năng bơm khí CO2 trở lại bể chứa và lưu trữ khí CO2. Theo đó, đây là cụm khai thác dầu mỏ ngoài khơi hiện đại, cho sản lượng cao, thông minh và có lượng khí thải carbon thấp. Ngoài ra, lượng CO2 thu giữ được sẽ được sử dụng để sản xuất đá khô và khí bảo vệ khi hàn. 

Ông Zhou Xinhuai, Tổng giám đốc điều hành của CNOOC, cho biết: "Việc đưa vào vận hành dự án phát triển toàn bộ các mỏ dầu Enping 15-1/10-2/15-2/20-4 đánh dấu bước đột phá trong việc xây dựng các mỏ dầu ngoài khơi không người điều khiển, ít người điều khiển và thông minh tại Trung Quốc. Đây cũng là thành tựu quan trọng của quá trình chuyển đổi xanh và giảm thải carbon của các mỏ dầu ngoài khơi.” 

Vu Lam

Link nội dung: https://businessinvestmentvn.com/lang-gieng-viet-nam-van-hanh-mot-luc-76-gieng-sau-khong-nguoi-dieu-khien-moi-ngay-truc-vot-7500-tan-kho-bau-thu-giu-duoc-nua-trieu-tan-co2-a196590.html