Trang tin News Faharas ghi nhận từ sáng 15-11, hàng chục người dân Indonesia có gì mới với tân tổng thống Prabowo?ĐỌC NGAY
Hơn nữa, việc chương trình Lapor Mas Wapres đặt ra chỉ tiêu chỉ tiếp nhận 50 - 60 đơn khiếu nại mỗi ngày đã giúp người dân có cảm giác an tâm hơn bởi các cán bộ có thể toàn tâm toàn ý giải quyết khiếu nại của từng người dân, tránh bị quá tải.
Trong khi rất nhiều người thể hiện sự hài lòng với ban tiếp nhận khiếu nại, một bộ phận người dân đã bộc lộ sự hoài nghi về tính khả thi của chương trình này.
Họ đặt ra câu hỏi liệu việc ông Gibran đích thân giải quyết các khiếu nại từ người dân có thực sự phù hợp với một người đang ngồi ở chiếc ghế phó tổng thống như ông hay không.
"Tại sao họ không tối ưu hóa các công cụ hoặc các tổ chức, ban ngành cấp dưới để giải quyết khiếu nại? Có vẻ như việc giải quyết khiếu nại từ toàn bộ người dân Indonesia thông qua ban tiếp nhận khiếu nại tập trung do phó tổng thống điều hành là chưa hợp lý", một người dùng mạng Indonesia bình luận hôm 11-11.
"Đây là một chương trình kỳ lạ khi vai trò của một phó tổng thống bị hạ xuống trông chẳng khác nào một thị trưởng. Tại sao phó tổng thống lại phải lo những việc như thế này?", một người dùng khác đặt câu hỏi trên mạng xã hội.
Các nước giải quyết khiếu nại ra sao?
Tại các quốc gia khác, điển hình như ở Mỹ, người dân sẽ gửi khiếu nại lên chính quyền liên bang hoặc chính quyền địa phương thay vì gửi trực tiếp lên phó tổng thống như chương trình Lapor Mas Wapres của Indonesia.
Tương tự, Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc cũng mở một trang web tên "e-People" để người dân gửi khiếu nại lên phía văn phòng này. Trang web "e-People" được lấy cảm hứng từ chiếc trống kêu oan đặt trước cửa cung điện thời Joseon hàng trăm năm về trước, nơi những người dân đến gõ trống kêu gọi nhà vua xử lý những khúc mắc của họ khi các quan chức địa phương chưa giải quyết thỏa đáng.
Tuy nhiên, tổng thống hay phó tổng thống Hàn Quốc không phải là người trực tiếp giải quyết khiếu nại từ người dân.
Link nội dung: https://businessinvestmentvn.com/pho-tong-thong-indonesia-truc-tiep-xu-ly-khieu-nai-tu-nguoi-dan-a196828.html