55 năm sau, đặt chân đến Việt Nam, họ khăng khăng từ chối danh xưng anh hùng, mà ví mình là người lính có 30 giờ "chiến đấu" cùng nhân dân Việt Nam.
Ngày 19-1-1969, trong không khí trầm lắng trước phiên họp toàn thể lần thứ nhất của Hội nghị Paris, một sự kiện chấn động đã xảy ra: lá cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam bất ngờ tung bay trên đỉnh
Ông Olivier Parriaux (trái) và ông Bernard Bachelard, hai trong ba người treo lá cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam trên đỉnh tháp nhà thờ Đức Bà Paris (Pháp) năm 1969 - Ảnh: HỮU HẠNH
Sau 55 năm, hai người trong số họ giờ đã ngoài 80 tuổi, đặt chân đến Việt Nam, đất nước mà họ từng đồng hành trong cuộc chiến đấu vì công lý. Chặng đường gần 10.000km với hơn 15 giờ bay không làm vơi đi nụ cười rạng rỡ của hai người bạn già. Họ xuất hiện giản dị, người mang vali nhỏ, người chỉ một chiếc ba lô dạng rút bé xíu, như thể chuyến đi này không phải để nhận vinh danh, mà kết nối sâu sắc hơn với đất nước họ từng yêu mến và ủng hộ.
Trong ngày đầu tiên, ông Olivier mặc chiếc áo sơ mi mỏng màu vàng đã sờn, bên trong là áo thun cũ, và vô tình chiếc áo vàng bị rách tay. Khi đại diện TP.HCM ngỏ ý tặng một chiếc áo và cà vạt mới, ông từ chối khéo, chỉ mỉm cười bảo rằng: "Chúng tôi muốn gặp mọi người kể cả gặp lãnh đạo TP trong hình hài đơn giản". Đơn giản như việc họ mặc những chiếc áo thun bình dị treo cờ Việt Nam năm xưa.
Bà Trần Tố Nga, người đồng hành trong
Ông Olivier Parriaux và ông Bernard Bachelard xúc động khi gặp gỡ bà Bảy Mô (áo bà ba đen), nữ du kích nơi đất thép thành đồng với danh hiệu dũng sĩ diệt Mỹ - Ảnh: HỮU HẠNH
Những người lặng lẽ dấn thân vì công lý
Gặp mặt các nhân vật mà bản thân chỉ từng nghe qua sách báo, các câu chuyện kể lại, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên bày tỏ sự trân quý với hai vị khách.
Ông Nên cho rằng dù họ luôn nói thông điệp hành động quan trọng hơn việc người làm là ai, nhưng động cơ hành động của họ lại rất đáng trân trọng. Động cơ đó không vì quyền lợi cá nhân, mà vì hòa bình, công lý, vì ủng hộ cho cuộc đấu tranh chính nghĩa của Việt Nam.
"Dân tộc tôi có câu uống nước nhớ nguồn, đất nước Việt Nam, những con người Việt Nam đang sống trong hòa bình xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc với tất cả bạn bè trên thế giới đã đồng hành cùng quá trình đấu tranh cho hòa bình, độc lập dân tộc của Việt Nam, trong đó có các người bạn Thụy Sĩ", lãnh đạo Thành ủy tâm tình.
Để câu chuyện về hành động đầy quả cảm này tiếp tục được lưu truyền cho thế hệ trẻ mai sau, lãnh đạo Thành ủy đề nghị thanh niên TP.HCM cần nghiên cứu thêm, lan tỏa câu chuyện này bởi đó là nguồn cảm hứng rất lớn không chỉ cho người Việt Nam.
Và có thể thấy rằng đâu đó trên thế giới, đã có những người từng âm thầm, lặng lẽ dấn thân bảo vệ công lý, họ cần được tôn vinh đúng nghĩa.
Lời hiệu triệu thế giới đoàn kết với nhân dân Việt Nam
Giáo sư Trình Quang Phú, viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển Phương Đông, xúc động hồi tưởng khoảnh khắc sáng chủ nhật, ngày 19-1-1969, khi ông trực tiếp chứng kiến lá cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tung bay trên đỉnh nhà thờ Đức Bà Paris. Người lính khi ấy là phóng viên phái đoàn Việt Nam xúc động rơi nước mắt, lấy máy ảnh chụp lại khoảnh khắc thiêng liêng.
Và ngay ngày hôm sau hàng vạn người đã biểu tình để yêu cầu tổng thống Johnson tôn trọng hòa bình. Lá cờ không chỉ là một biểu tượng, mà còn là hồi chuông góp phần thúc giục "lương tri" toàn cầu.
"Rất khâm phục sự khiêm tốn của các người bạn Thụy Sĩ. Chúng tôi là những người lính từ chiến trường đến với Paris, chúng tôi đánh giá rất cao về hành động của họ. Lá cờ treo trên nóc đỉnh nhà thờ Đức Bà là một lời hiệu triệu toàn thế giới đoàn kết với nhân dân Việt Nam", giáo sư Phú nói.
Link nội dung: https://businessinvestmentvn.com/nguoi-treo-co-viet-nam-tren-nha-tho-duc-ba-paris-a197135.html