Hải Phòng: Lấy sự hài lòng của người dân làm thước đo hiệu quả chính quyền số

Dự án chính quyền số ở Hải Phòng được sẽ góp phần cải tiến chất lượng, gia tăng sự hài lòng của người dân, phát huy trách nhiệm của cơ quan Nhà nước trong xây dựng một chính quyền liêm chính, hành động, phục vụ ngày càng tốt hơn.

Hải Phòng: Lấy sự hài lòng của người dân làm thước đo hiệu quả dự án chính quyền số - Ảnh 1.

Trung tâm giám sát và điều hành đô thị thông minh Hải Phòng - Ảnh: Đăng Hùng

Những năm qua, TP Hải Phòng đẩy mạnh triển khai việc xây dựng và phát triển chính quyền điện tử hướng tới chính quyền số với nhiều giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ điều hành, giải quyết thủ tục hành chính.

Theo sở TT&TT TP Hải Phòng, ngày 4-11-2021, HĐND thành phố đã ban hành Nghị quyết số 45/NQ-HĐND về chủ trương đầu tư Dự án thực hiện một số nội dung để xây dựng Chính quyền số thành phố Hải Phòng giai đoạn 2021-2025.

Trong đó tập trung thực hiện 3 mục tiêu lớn: Tất cả các thủ tục hành chính đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến mức độ 4.

Toàn bộ người dân và doanh nghiệp khi sử dụng dịch vụ công trực tuyến được định danh và xác thực thông suốt, hợp nhất trên tất cả các hệ thống của các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương.

Các cơ quan nhà nước cấp thành phố tham gia mở dữ liệu và cung cấp dữ liệu mở phục vụ phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số.

Cũng theo sở TT&TT TP Hải Phòng, để thực hiện hiệu quả mục tiêu đó, thành phố xây dựng nền tảng tích hợp chia sẻ dữ liệu (LGSP), đến nay đã kết nối 23 cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin các bộ, ngành trung ương.

Xây dựng Kho dữ liệu dùng chung thành phố Hải Phòng, Cổng dịch vụ dữ liệu mở của thành phố. Đã khởi tạo được 58 bảng dữ liệu thuộc 19/57 cơ sở dữ liệu dùng chung, do 14/20 đơn vị sở, ngành cung cấp, có 50 trên tổng số 98 bộ dữ liệu mở do 7/20 đơn vị sở, ngành thành phố cung cấp trên cổng dữ liệu mở, giúp người dân, DN dễ dàng truy cập, khai thác thông tin.

Bên cạnh đó, xây dựng Kho dữ liệu của công dân, tổ chức khi thực hiện các giao dịch trực tuyến với các cơ quan nhà nước, lưu trữ kết quả giải quyết thủ tục hành chính.

Ngoài ra, xây dựng nền tảng phân tích, xử lý dữ liệu tổng hợp tập trung, có ứng dụng trí tuệ nhân tạo để tối ưu hóa hoạt động. Bước đầu đang triển khai mô hình phân tích dữ liệu ngành giáo dục, dữ liệu giải quyết thủ tục hành chính, dữ liệu của Ban quản lý khu kinh tế.

Đặc biệt, thành phố tập trung xây dựng dịch vụ xác thực và định danh điện tử người dân, doanh nghiệp trên địa bàn và xây dựng ứng dụng đa nền tảng phục vụ điều hành, quản lý tổng thể của chính quyền (Egov Hải Phòng) phục vụ cán bộ, công chức các cơ quan nhà nước.

Đồng thời xây dựng nhiều ứng dụng trên nhiều nền tảng số để cung cấp dịch vụ cho người dân, doanh nghiệp (Smart Hải Phòng), cũng như hệ thống giám sát, kiểm tra, đánh giá dịch vụ chính quyền số và hệ thống phát triển kỹ năng số TP Hải phòng tạo điều kiện cho việc trao đổi tài nguyên học tập, tổ chức các khóa bồi dưỡng kỹ năng số trực tuyến trên toàn thành phố.

Hải Phòng: Lấy sự hài lòng của người dân làm thước đo hiệu quả dự án chính quyền số - Ảnh 2.Việt Nam có nền tảng Chính quyền số toàn diện đầu tiên

Với nền tảng Chính quyền số tỉnh Tiền Giang chính thức được khai trương ngày 17-12, Việt Nam có nền tảng chính quyền số toàn diện đầu tiên, một bước tiến quan trọng trong lộ trình chuyển đổi số quốc gia.

Link nội dung: https://businessinvestmentvn.com/hai-phong-lay-su-hai-long-cua-nguoi-dan-lam-thuoc-do-hieu-qua-chinh-quyen-so-a197678.html