Bộ trưởng Đỗ Đức Duy: Thí điểm đất nông nghiệp làm dự án nhà ở, không sợ mất an ninh lương thực

Khu đất muốn làm dự án nhà ở thương mại phải tuân thủ, phù hợp quy hoạch khu dân cư nên không quan ngại việc thí điểm sẽ làm giảm đất nông nghiệp, ảnh hưởng đến an ninh lương thực.

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy: Thí điểm đất nông nghiệp làm dự án nhà ở, không sợ mất an ninh lương thực - Ảnh 1.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy - Ảnh: GIA HÂN

Sáng 21-11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo nghị quyết về thí điểm thực hiện Thí điểm đất nông nghiệp làm nhà ở thương mại: Lo 'giật cục' trong quản lý quy hoạchChính sách nhà ở thương mại: 'Nay được, mai không', quá lãng phí!Bộ trưởng Đỗ Đức Duy: Gỡ nút thắt tiếp cận đất đai thực hiện các dự án nhà ở thương mại

Nội dung chính của nghị quyết sẽ cho doanh nghiệp đang có hoặc nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải đất ở để làm dự án nhà ở thương mại.

Chính sách này đã từng thực hiện ở các Luật Đất đai, Luật Nhà ở trước nhưng từ khi Luật Nhà ở 2014 có hiệu lực đã bị dừng lại do luật quy định

Thảo luận về nội dung này bên cạnh nhiều ý kiến đồng tình, vẫn có một số đại biểu lo ngại việc cho thí điểm sẽ tạo ra hiện tượng thu gom đất nông nghiệp, giảm diện tích đất lúa, đất rừng và ảnh hưởng đến anh ninh lương thực.

Trao đổi lại vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy cho biết vấn đề giữ diện tích đất nông nghiệp, nhất là đất trồng lúa sao cho đảm bảo an ninh lương thực được đặt ra và thảo luận chặt chẽ khi lập các đồ án quy hoạch cấp quốc gia cũng như địa phương.

Trong các đồ án quy hoạch cũng xác định rõ bao nhiêu diện tích đất nông nghiệp được chuyển mục đích để làm các dự án (nhà ở, giáo dục, bệnh viện...), và bao nhiêu diện tích đất nông nghiệp được giữ lại để phục vụ sản xuất nông nghiệp, đảm bảo an toàn, an ninh lương thực.

Mặt khác dự án nhà ở thương mại muốn làm phải tuân thủ chặt chẽ và đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương. Do vậy theo ông Duy: "Không nên quan ngại việc cho thí điểm đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải đất ở được làm dự án sẽ ảnh hưởng đến diện tích đất nông nghiệp cũng như an ninh lương thực".

Nội dung giải trình của Bộ trưởng Đỗ Đức Duy đúng như phân tích của các chuyên gia, doanh nghiệp làm bất động sản mà báo Tuổi Trẻ đã nêu trước đây.

Theo đó, đất đai, dự án được quản lý bằng các đồ án quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất được địa phương phê duyệt. Có nghĩa là không phải doanh nghiệp muốn mua đất làm dự án nhà ở bất kỳ đâu cũng được, mà khu vực đó phải thuộc quy hoạch khu dân cư và dự án đó phải nằm trong kế hoạch sử dụng đất của địa phương.

Quy hoạch trước khi được duyệt đã được cân nhắc phân bố hợp lý từng chức năng từ khu vực thương mại - dịch vụ, công viên cây xanh, giáo dục, đường giao thông cho đến khu dân cư hiện hữu, dự án nhà ở thương mại…

Kế hoạch sử dụng đất khi phê duyệt cũng phải cân nhắc kỹ đến điều kiện hạ tầng giao thông, giáo dục, dân cư… của khu vực mới quyết định phê duyệt để dự án được làm.

Việc buộc phải mua 100% đất ở trong khi phần lớn khu vực quy hoạch làm được dự án đều là đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải đất ở đã “khóa tay” doanh nghiệp và khóa luôn cơ hội để các dự án nhà ở hình thành, phục vụ đời sống.

Cũng có đại biểu lo lắng khi có một số doanh nghiệp đã mua đất nông nghiệp ở khu vực không phù hợp quy hoạch làm dự án và xin đổi quy hoạch sang làm dự án.

Khi đó doanh nghiệp mua của dân giá rẻ bởi đất dính quy hoạch giáo dục, cây xanh… thường có giá thấp hơn quy hoạch chức năng ở. Sau khi chuyển sang đất ở, doanh nghiệp làm dự án bán ra kiếm lời rất lớn và trục lợi chính sách nằm ở đây.

Tuy nhiên việc trục lợi này không phải do cho phép đất nông nghiệp làm dự án, ngược lại đây là do quản lý quy hoạch lỏng lẻo, tùy tiện và không loại trừ có tiêu cực của cơ quan quản lý nhà nước.

Giải quyết việc này cần những chế định khắt khe để cơ quan nhà nước không thể dễ dàng biến đất quy hoạch cây xanh, giáo dục thành quy hoạch đất ở chứ không phải cấm đưa đất phù hợp quy hoạch vào làm dự án. Quy định cấm như vậy chẳng khác nào tự “lấy đá ghè chân”.

Quy định không cho đất nông nghiệp làm dự án nhà ở hạn chế quyền tiếp cận đất đai của doanh nghiệp

Phát biểu thảo luận, đại biểu Tạ Văn Hạ (Quảng Nam) nêu chính sách cho thí điểm thỏa thuận đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải đất ở để làm dự án nhà ở thương mại không mới nhưng lại được đưa ra bàn đi bàn lại nhiều lần, lãng phí chính sách.

Trao đổi thêm về sự cần thiết của thí điểm, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy cho hay có các phương thức tiếp cận đất đai làm dự án nhà ở thương mại gồm nhà nước thu hồi giao cho nhà đầu tư thông qua đấu giá, đấu thầu; và nhà đầu tư tự thỏa thuận nhận chuyển nhượng đất với người dân hoặc tự có sẵn quỹ đất.

Trước đây tất cả các phương thức này đều được thực hiện. Tuy nhiên đến Luật Nhà ở 2014 hạn chế 2 phương thức nhà đầu tư tự thỏa thuận nhận chuyển nhượng đất với người dân hoặc tự có sẵn quỹ đất.

Theo đó quy định doanh nghiệp chỉ được nhận 100% đất ở hoặc nếu đã có đất phải có ít nhất 1m² đất ở mới làm được dự án. Quy định này đã hạn chế quyền tiếp cận đất đai của doanh nghiệp.

Quy định như vậy khiến tất cả các địa phương đều vướng, nhất là các địa phương nhỏ, quy mô dự án phần lớn dưới 20ha. Do vậy phạm vi thí điểm đề xuất cả nước để khắc phục bất cập, đảm bảo công bằng giữa các địa phương.

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy: Thí điểm đất nông nghiệp làm dự án nhà ở, không sợ mất an ninh lương thực - Ảnh 2.Thí điểm đất nông nghiệp làm nhà ở thương mại: Lo 'giật cục' trong quản lý quy hoạch

Hôm nay (21-11), Quốc hội thảo luận việc thí điểm cho mua đất nông nghiệp, đất không phải đất ở làm dự án nhà ở thương mại. Lần thứ 3 (trong hai năm kể từ năm 2022) doanh nghiệp hồi hộp chờ một chính sách vốn đã có, giờ chờ thông qua để "thí điểm".

Link nội dung: https://businessinvestmentvn.com/bo-truong-do-duc-duy-thi-diem-dat-nong-nghiep-lam-du-an-nha-o-khong-so-mat-an-ninh-luong-thuc-a197955.html