Dòng vivo X200 đắt hơn đời trước hàng triệu đồng. Ảnh: vivo. |
Theo nguồn tin chuyên gia của China Business News, giá vi xử lý trên điện thoại tăng hơn 20%, trong khi chip nhớ lên giá 40% vào năm nay. Trả lời truyền thông, lãnh đạo sản xuất của nhiều công ty di động Trung Quốc cho biết họ phải chịu áp lực lớn về chi phí đầu vào. Giá điện thoại tăng bất thường là cách mà nhiều doanh nghiệp phản ứng với thay đổi.
Thống kê cho thấy các dòng điện thoại mới ra mắt từ C-brand đều tăng ít nhất 100 NDT (350.000 đồng) so với thế hệ tiền nhiệm. Ví dụ, toàn bộ dòng vivo X200 lên 300-500 NDT (1 -1,7 triệu đồng). Đây là hãng smartphone thị phần lớn nhất Trung Quốc.
Việc tăng giá linh kiện đầu vào đặc biệt ảnh hưởng đến sản phẩm giá thấp. Do đó, các nhà sản xuất di động tìm cách phát triển phân khúc trung và cao nhằm đảm bảo biên lợi nhuận.
Oppo Find X8 lên giá 200-500 NDT tùy bản. |
Theo ông Ivan Lam, nhà phân tích thị trường của Counterpoint Research, đồng USD mạnh lên khiến mặt hàng linh kiện vốn được giao dịch bằng loại tiền tệ này lên giá theo. Ngoài ra, cơn sốt trí tuệ nhân tạo khiến các nhà sản xuất phải chi nhiều hơn cho các bộ xử lý chất lượng cao, thêm phần cứng mới.
Đại diện công ty nghiên cứu thị trường IDC Trung Quốc tiết lộ chip đầu bảng của Qualcomm tăng khoảng 30 USD/chiếc. Trong khi đó, lựa chọn từ MediaTek cũng lên 20 USD. Hiện các nhà sản xuất phải chi không dưới 180 USD (4,5 triệu đồng) để sở hữu vi xử lý tốt nhất cho flagship của mình,
Mặt khác, giá chip nhớ tốc độ cao đang dùng trên điện thoại đắt tiền cũng trở thành hàng hiếm, tăng giá mạnh. Ví dụ, RAM DDR4X đang dùng trên iPhone 13 đã đắt hơn cùng kỳ khoảng 40%.
Chính Lei Jun, CEO của Xiaomi cũng giải thích rằng dòng Mi 15 họ mới ra mắt có bộ nhớ khởi điểm từ 12 GB RAM đắt đỏ. Do vậy, giá thiết bị phải tăng lên. “Tôi đã nói vào năm ngoái rồi, Xiaomi 14 là máy dưới 4.000 NDT (14 triệu đồng) cuối cùng. Năm nay chip đã đổi sang chu trình 3 nm, RAM, ROM cũng tăng nên Xiaomi 15 buộc lên giá”, Lei Jun giải thích cho khách hàng.
Theo các nhà phân tích, các hãng di động lớn vẫn chịu đựng được với áp lực đầu vào nhờ nguồn lực có sẵn và sức mạnh tài chính. Xu thế này sẽ ảnh hưởng mạnh đến những công ty nhỏ. Nhóm này không thể bán điện thoại đắt hơn bởi giá rẻ là lợi thế duy nhất họ có để cạnh tranh.
Giám đốc IDC Trung Quốc cho rằng nếu xu hướng tăng giá kéo dài, các công ty nội địa có thể phải chủ động phát triển chuỗi cung ứng trong nước, giảm phụ thuộc vào linh kiện nước ngoài nhằm bình ổn giá. Tuy nhiên, họ lại đang chịu thiệt ở ngành bán dẫn bởi các lệnh cấm vận của Mỹ.
Dùng ChatGPT thế nào để không tạo ra nội dung vô tri
Sự phát triển của AI mở ra nhiều tiềm năng nhưng cũng có không ít mối lo đối với ngành xuất bản, đặc biệt là nhóm tác giả viết sách.
Các tác giả sách cần phải chấp nhận sự vươn lên của AI, sử dụng chúng như một "siêu trợ lý" thay vì chối bỏ trào lưu. Chia sẻ với Tri thức - Znews, nhiều cây viết cho rằng người làm sách vẫn có thể đứng vững trong thời đại AI nếu biết cách tận dụng sức mạnh của trí tuệ nhân tạo.
Link nội dung: https://businessinvestmentvn.com/dien-thoai-trung-quoc-tang-gia-phi-ma-a198281.html