Sáng 24-11 tại thủ đô Baku (Azerbaijan), COP29 đã đạt được thỏa thuận nhằm tăng gấp 3 số tiền hằng năm hỗ trợ các nước đang phát triển chuyển dịch năng lượng và ứng phó với Giáo dục về biến đổi khí hậu: Đào tạo thế hệ trẻ cho một tương lai xanhĐỌC NGAY
Nhiều quốc gia đang phát triển chỉ trích phương Tây không thực hiện cam kết 100 tỉ USD đúng hạn, cũng như đã viện lý do chính trị nội bộ để giảm đóng góp, đẩy gánh nặng ứng phó khí hậu lên các nước nghèo.
Các nước giàu cũng tranh cãi về trách nhiệm chi trả và mức đóng góp. Mỹ, nền kinh tế lớn nhất thế giới và có ảnh hưởng lớn trong các tổ chức tài chính toàn cầu, được kỳ vọng đóng vai trò chủ chốt trong việc thực hiện các cam kết tài chính khí hậu. Tuy nhiên các cuộc đàm phán trở nên phức tạp hơn khi ông Trump đắc cử tổng thống Mỹ chưa đầy một tuần trước ngày khai mạc COP29. Ông Trump được cho là sẽ từ bỏ các cam kết tại Baku và tuyên bố rút Mỹ khỏi Hiệp định Paris về khí hậu.
Mặc dù Trung Quốc và Saudi Arabia vẫn thuộc nhóm các quốc gia đang phát triển, nhiều nước giàu cho rằng cách phân loại này đã lỗi thời. Họ đề nghị Trung Quốc, Saudi Arabia và một số nước khác đóng góp tài chính cho các nỗ lực ứng phó với biến đổi khí hậu.
Mở đường cho thị trường mua bán tín chỉ carbon toàn cầu
Theo Reuters, các quốc gia tại COP29 cũng đã đạt được đồng thuận về những quy tắc cho thị trường toàn cầu mua bán tín chỉ carbon. Cơ chế này dự kiến huy động hàng tỉ USD cho các dự án ứng phó với biến đổi khí hậu. Thỏa thuận cũng mở đường cho hệ thống giao dịch tín chỉ carbon tập trung của Liên Hiệp Quốc, dự kiến ra mắt năm 2025. Đồng thời các nhà đàm phán đang thảo luận chi tiết về một hệ thống song phương riêng cho giao dịch trực tiếp giữa các quốc gia.
Link nội dung: https://businessinvestmentvn.com/cop29-nong-chuyen-tien-nong-giai-nhiet-cho-trai-dat-a198714.html