Thành phần dinh dưỡng chính
Theo Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (TPHCM), thành phần dinh dưỡng chính trong một quả trứng vịt lộn (khoảng 70-80gr) gồm:
- Protein: Khoảng 13-15gr, đây là loại protein chất lượng cao, cung cấp các axit amin thiết yếu cho cơ thể.
- Chất béo: Khoảng 11-13gr, phần lớn là chất béo bão hòa và không bão hòa cần thiết cho năng lượng và hoạt động của cơ thể.
- Vitamin và khoáng chất: Vitamin A (tốt cho mắt và tăng cường hệ miễn dịch), vitamin nhóm B (B1, B2, B12, giúp chuyển hóa năng lượng và duy trì hoạt động thần kinh).
- Sắt: Hỗ trợ sản xuất hồng cầu, tốt cho những người thiếu máu.
- Phốt pho và canxi: Tăng cường sức khỏe xương và răng.
- Cholesterol: Trứng vịt lộn có hàm lượng cholesterol cao (khoảng 600-700mg/quả), cao hơn nhiều so với trứng gà.
Lợi ích sức khỏe
- Cung cấp năng lượng: Một quả trứng vịt lộn có thể cung cấp khoảng 180-200 kcal, giúp tăng cường năng lượng nhanh chóng.
- Hỗ trợ phát triển cơ bắp: Nhờ lượng protein dồi dào, trứng vịt lộn phù hợp với những người cần bổ sung dinh dưỡng, đặc biệt là vận động viên.
- Tăng cường miễn dịch: Vitamin và khoáng chất trong trứng giúp cơ thể khỏe mạnh, chống lại bệnh tật.
- Hỗ trợ sức khỏe xương nhờ hàm lượng canxi và phốt pho.
Lưu ý khi tiêu thụ
Mặc dù giàu dinh dưỡng, trứng vịt lộn cần được ăn đúng cách để tránh các vấn đề sức khỏe.
Thứ nhất, do có hàm lượng cholesterol cao nên người mắc bệnh tim mạch, cao huyết áp hoặc mỡ máu cao nên hạn chế ăn, 1-2 quả/tuần là hợp lý.
Thứ hai, chúng ta không nên ăn quá nhiều, vì có thể gây khó tiêu hoặc tăng cân.
Thứ ba, tốt nhất bạn nên ăn vào buổi sáng hoặc trưa để cơ thể hấp thu dinh dưỡng và chuyển hóa năng lượng.
Tiến sĩ - Bác sĩ dinh dưỡng Hồ Thu Mai, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec cho biết thêm, trẻ dưới 5 tuổi không nên ăn trứng vịt lộn do hệ tiêu hóa của các bé còn chưa phát triển hoàn thiện, dễ dẫn tới chướng bụng, rối loạn tiêu hóa, có hại cho sức khỏe.
Trẻ từ 5 tuổi trở lên cũng chỉ nên ăn một nửa quả mỗi lần, mỗi tuần ăn 1-2 lần là đủ (1/2 trứng vịt lộn tương đương 4-5 trứng cút lộn).
Ngoài ra, ăn trứng lộn thường xuyên khiến lượng vitamin A dư thừa. Vitamin A được hòa tan trong dầu mỡ nên khi dư thừa, chúng tích lũy dưới da, gan dẫn đến vàng da, bong tróc biểu bì, gây ảnh hưởng đến việc hình thành xương khiến trẻ phát triển không toàn diện.
Bên cạnh đó, những người bị tăng huyết áp, tiểu đường, viêm gan, gan nhiễm mỡ, tim mạch, gút... nên kiêng hoặc không ăn nhiều trứng vịt lộn.
Mỗi người lớn khỏe mạnh chỉ nên ăn 2 trứng vịt lộn mỗi tuần.
Vì sao ăn trứng vịt lộn nên kèm với rau răm và gừng?
TS Mai cho biết, theo Đông y, rau răm có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm, tác dụng ấm bụng, chống đầy hơi, sát trùng, tán hàn. Nó còn có tác dụng làm sáng mắt, ích trí, mạnh gân cốt, tránh lạnh bụng, say nắng...
Vì thế, việc ăn rau răm, có thể thêm gừng, sẽ giúp cho người ăn trứng vịt/cút lộn không bị lạnh bụng, đầy hơi, tránh được các vấn đề về tiêu hóa.
Trứng vịt lộn là chư vị, có tác dụng tu âm, dưỡng huyết, ích trí, sáng mắt, giúp cơ thể mau tăng trưởng. Do vậy, ăn trứng vịt lộn với rau răm và gừng là một sự kết hợp tài tình trong dân gian và được coi như là vị thuốc dùng chữa các chứng thiếu máu, suy nhược, còi cọc, đau đầu chóng mặt...
Link nội dung: https://businessinvestmentvn.com/an-trung-vit-lon-can-luu-y-gi-de-khong-hai-suc-khoe-a198944.html