Đầu tháng này, công ty đã nâng dự báo thu nhập hoạt động thêm 17%, đạt 104 tỷ yên (674 triệu USD) cho năm tài chính hiện tại. Ảnh: Bloomberg. |
Fujikura Ltd. là nhà sản xuất cáp điện và cáp quang phục vụ các trung tâm dữ liệu. Công ty này hiện là cổ phiếu có hiệu suất tốt nhất trên chỉ số Nikkei 225. Giá trị cổ phiếu tăng hơn 400% trong năm nay. Ngày 25/11, công ty sẽ gia nhập chỉ số tiêu chuẩn toàn cầu MSCI, trở thành đại diện duy nhất của Nhật Bản trong khi 8 công ty khác sắp sửa bị loại bỏ.
Fujikura được xem là một ví dụ tiêu biểu cho kiểu đầu tư "picks-and-shovels". Đây là chiến lược đầu tư tập trung vào các công ty cung cấp các sản phẩm hoặc dịch vụ thiết yếu cho một ngành công nghiệp đang phát triển nhanh.
Khi các công ty công nghệ và các nhà cung cấp dịch vụ điện lực đổ tiền vào xây dựng cơ sở hạ tầng cần thiết cho AI, như trung tâm dữ liệu, nguồn cung cấp điện và mạng lưới truyền thông, nhu cầu về sản phẩm của Fujikura tăng vọt.
Theo Bloomberg, việc xây dựng cơ sở hạ tầng này có thể cần ít nhất 1.000 tỷ USD đầu tư.
"Nhu cầu cho trung tâm dữ liệu đã tăng vọt từ năm 2022. Thời điểm đó, chúng tôi chưa thực sự hiểu rõ điều gì đang diễn ra, nhưng đến năm nay, mọi chuyện đã rõ ràng: tất cả đều liên quan đến AI”, ông Kazuhito Iijima, giám đốc tài chính của Fujikura, chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn.
Là một trong những nhà cung cấp lớn của Apple, Fujikura chuyên sản xuất cáp quang với đường kính thuộc loại nhỏ nhất trong ngành. Công nghệ này cho phép các sợi cáp được sử dụng trong không gian hẹp mà không cần đào thêm đường hầm, theo ông Iijima.
Tháng này, công ty đã nâng dự báo thu nhập hoạt động lên 104 tỷ yên (tương đương 674 triệu USD) cho năm tài chính hiện tại, tăng 17% so với dự báo trước đó. Hơn 70% doanh thu của Fujikura đến từ thị trường nước ngoài, trong đó khoảng 38% đến từ Mỹ. Theo McKinsey & Company, khả năng lưu trữ dữ liệu toàn cầu dự kiến sẽ tăng với tốc độ trung bình 33%/năm cho đến năm 2030.
Ông Kazuhiro Sasaki, trưởng bộ phận nghiên cứu tại Phillip Securities Japan, nhận định: "Lĩnh vực này vẫn đang ở giai đoạn đầu phát triển. Khi quy mô hệ thống ngày càng lớn và dữ liệu được bổ sung, lượng dữ liệu sẽ tăng lên, và do đó lĩnh vực này sẽ tiếp tục tăng trưởng".
Giá cổ phiếu Fujikura tăng nhờ cơn sốt AI. Ảnh: Bloomberg. |
Theo Bloomberg, Fujikura có lịch sử lâu đời, bắt đầu từ năm 1885 khi nhà sáng lập Zenpachi Fujikura sản xuất dây điện được cách nhiệt bằng lụa và bông. Qua nhiều thập kỷ, công ty đã lớn mạnh cùng với quá trình công nghiệp hóa của Nhật Bản, cung cấp cáp điện cho ngành công nghiệp ôtô, các công ty tiện ích và tàu cao tốc Shinkansen.
Tuy nhiên, thành công hiện tại khác xa với năm 2020, thời điểm công ty ghi nhận khoản lỗ đầu tiên sau hơn một thập kỷ. Đại dịch Covid-19 cùng với căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến doanh thu của Fujikura. Khi ông Donald Trump chuẩn bị quay trở lại Nhà Trắng vào năm tới, Fujikura quyết tâm tránh rủi ro từ các mức thuế quan tại thị trường lớn nhất của mình.
Ông Iijima cho biết: “Fujikura đã hoàn tất thiết lập một cơ sở sản xuất sản xuất cáp quang siêu mật độ tại Mỹ, nhằm tuân thủ Đạo luật "Xây tại Mỹ, Mua tại Mỹ" (Build America, Buy America - BABA)”. Theo ông, cách làm này sẽ bảo vệ hoạt động kinh doanh của công ty, ngay cả khi xuất hiện những vấn đề bất lợi đối với vật liệu nhập khẩu.
Sau khi bị bất ngờ bởi cơn sốt AI, Fujikura đã nhanh chóng xác định cơ hội lớn tiếp theo: năng lượng hạt nhân nhiệt hạch. Triển vọng về nguồn năng lượng sạch vô hạn này đã thu hút sự quan tâm của các tỷ phú như Sam Altman, Jeff Bezos và Bill Gates. Dù công nghệ này chưa được chứng minh là có thể sản xuất điện trên quy mô lớn, Fujikura kỳ vọng nếu điều đó trở thành hiện thực, nhu cầu cho cáp và dây điện sẽ gia tăng đáng kể.
"Chúng tôi hy vọng lĩnh vực này sẽ trở thành trụ cột của ngành từ năm 2030 trở đi”, ông Iijima chia sẻ.
Dùng ChatGPT thế nào để không tạo ra nội dung vô tri
Sự phát triển của AI mở ra nhiều tiềm năng nhưng cũng có không ít mối lo đối với ngành xuất bản, đặc biệt là nhóm tác giả viết sách.
Các tác giả sách cần phải chấp nhận sự vươn lên của AI, sử dụng chúng như một "siêu trợ lý" thay vì chối bỏ trào lưu. Chia sẻ với Tri thức - Znews, nhiều cây viết cho rằng người làm sách vẫn có thể đứng vững trong thời đại AI nếu biết cách tận dụng sức mạnh của trí tuệ nhân tạo.
Link nội dung: https://businessinvestmentvn.com/cong-ty-139-tuoi-o-nhat-bong-tang-truong-manh-nho-con-sot-ai-a199316.html