Tinh giản bộ máy hành chính: Dỡ miếu thì dễ, tống thần thì khó

Tinh giản bộ máy hành chính, sáp nhập hoặc giải thể các cơ quan đang là chủ trương mang tính "đột phá" của Đảng và Nhà nước.

Dỡ miếu thì dễ, tống thần thì khó - Ảnh 1.

Công chức TP Thủ Đức sau khi sáp nhập từ các quận 2, 9 và Thủ Đức - Ảnh: TỰ TRUNG

Tuy nhiên, quá trình này không chỉ đơn giản là tái cơ cấu các tổ chức mà còn liên quan mật thiết đến việc sắp xếp, điều chuyển và Cần có cuộc cách mạng tinh giảnKhẩn trương tinh giản biên chế, dành ngân sách để phát triển

Việc giải thể hoặc sáp nhập các đơn vị không còn phù hợp, cắt giảm biên chế và tinh gọn bộ máy được xem là "liều thuốc đắng" cần thiết để xây dựng một hệ thống hành chính hiệu quả, đáp ứng nhu cầu phát triển.

Tuy nhiên, quá trình thực hiện không hề dễ dàng bởi nó đi kèm với những thay đổi sâu rộng từ nhận thức đến hành động, từ tư duy cũ đến cách thức làm việc mới.

Một trong những rào cản lớn nhất chính là sự thay đổi nhận thức của đội ngũ công chức, viên chức khi "tồn tại xã hội" đã thay đổi.

Với nhiều người, làm việc trong khu vực nhà nước không chỉ mang lại sự ổn định về tài chính mà còn là biểu tượng của an toàn, địa vị và quyền uy trong xã hội.

Những thay đổi đột phá như sáp nhập, giải thể cơ quan, điều chuyển công tác hay tinh giản biên chế đã tạo ra nỗi lo bất an, đặc biệt đối với những người không đủ năng lực phát huy trong môi trường mới.

Nhiều người lo ngại không chỉ về việc mất đi nguồn thu nhập ổn định, mà còn về khả năng thích nghi với các yêu cầu mới, nhất là khi họ đã quen thuộc với một lối làm việc cố hữu.

Bên cạnh tâm lý bất an, xung đột lợi ích cũng là một thách thức lớn trong quá trình này. Những thay đổi này thường đụng chạm đến quyền lực và đặc quyền của một số nhóm trong hệ thống.

Một số lãnh đạo có thể phản kháng hoặc trì hoãn vì lo ngại mất đi vai trò và quyền lợi khi cơ quan bị sáp nhập hoặc giải thể. Đồng thời các nhóm hưởng lợi từ tình trạng nhân sự dư thừa, chồng chéo chức năng thường tìm cách cản trở quá trình tinh giản.

Thực tế này tạo ra sức ì trong nội bộ, làm chậm tiến trình cải cách và có thể gây ra những bất ổn.

Tuy nhiên, thách thức không chỉ đến từ phía những người muốn giữ lại hiện trạng. Một nghịch lý nổi lên là trong khi những cá nhân năng lực yếu cố bám trụ vào biên chế, những người tài năng lại cảm thấy môi trường hành chính không còn hấp dẫn.

Họ rời bỏ hệ thống để tìm kiếm cơ hội mới trong khu vực tư nhân hoặc tự khởi nghiệp - nơi năng lực của họ được đánh giá đúng giá trị và có cơ hội phát triển tốt hơn. Nghịch lý này đặt ra câu hỏi lớn: làm thế nào để giữ chân người giỏi và đồng thời loại bỏ được những người không còn phù hợp?

Vì thế, cần thiết lập một hệ thống đánh giá công chức minh bạch, công bằng và dựa trên năng lực thực tế. Hệ thống này phải đưa ra các tiêu chí rõ ràng, đo lường được và áp dụng một cách công khai nhằm tránh tình trạng thiên vị hoặc bất công.

Những người không đáp ứng tiêu chuẩn cần được hỗ trợ đào tạo lại hoặc chuyển sang các vị trí phù hợp hơn. Đồng thời các cá nhân có năng lực cần được tạo điều kiện phát triển, được khuyến khích bằng các chính sách khen thưởng và đãi ngộ tương xứng.

Để vượt qua những rào cản "vô hình" này, cần có chiến lược đồng bộ và nhân văn. Trước hết, cần đẩy mạnh công tác truyền thông để đội ngũ công chức, viên chức hiểu rõ mục tiêu và ý nghĩa của lần đổi mới mang tính cách mạng này.

Đổi mới không phải là một mối đe dọa, mà là cơ hội để xây dựng một hệ thống minh bạch, hiệu quả, nơi những người có năng lực thực sự được khuyến khích phát triển, giảm thiểu những lo lắng và hoang mang trong đội ngũ, tạo sự đồng thuận và quyết tâm cao.

Chính sách hỗ trợ những người bị ảnh hưởng cũng là yếu tố không thể thiếu. Việc hỗ trợ có thể là đào tạo bồi dưỡng và các gói hỗ trợ tài chính, khuyến khích nghỉ hưu sớm...

Bên cạnh đó, xây dựng một môi trường làm việc hiện đại và hấp dẫn là cách để giữ chân những người giỏi.

Các chế độ đãi ngộ cần linh hoạt, tương xứng với năng lực và hiệu quả công việc. Môi trường làm việc cũng cần được số hóa, minh bạch và giảm bớt các thủ tục hành chính rườm rà, tạo điều kiện để những cá nhân tài năng phát huy tối đa khả năng sáng tạo.

Cải cách bộ máy hành chính không chỉ là một cuộc tái cấu trúc về mặt tổ chức mà còn là một cuộc cách mạng trong tư duy và hành động.

"Dỡ miếu thì dễ, tống thần thì khó" phản ánh thực tế rằng thay đổi cơ cấu chỉ là bước đầu, thay đổi con người mới là nhiệm vụ khó khăn và lâu dài hơn cả.

Để thành công, chúng ta cần kiên định và có chiến lược rõ ràng, sự đồng lòng từ cả hệ thống và đòi hỏi sự hy sinh lợi ích vì sự nghiệp chung.

Những thách thức lớn lao của cải cách hoàn toàn có thể biến thành cơ hội để xây dựng một nền hành chính hiện đại, hiệu quả và phù hợp với những yêu cầu của kỷ nguyên phát triển mới, và khi đó "thần" quan liêu, trì trệ của bộ máy cũ sẽ biến mất.

Dỡ miếu thì dễ, tống thần thì khó - Ảnh 1.Tinh gọn bộ máy: Trung ương gương mẫu đi đầu

Kết luận của Hội nghị Trung ương Đảng khóa XIII và phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm xác định vấn đề đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng.

Link nội dung: https://businessinvestmentvn.com/tinh-gian-bo-may-hanh-chinh-do-mieu-thi-de-tong-than-thi-kho-a199428.html