Trái với kỳ vọng khi mới nhậm chức, ông Gelsinger không những không giữ vững được vị thế của Nvidia 'soán ngôi' Intel trong chỉ số Dow JonesIntel đối diện nguy cơ bị thâu tóm, do sai lầm chiến lược?
Kế hoạch này được đánh giá táo bạo khi đẩy Intel ra khỏi thế mạnh truyền thống là thiết kế vi xử lý cho máy tính cá nhân hoặc máy chủ. Trước đây Intel chưa bao giờ nhận gia công cho các hãng thứ ba. Để thực hiện kế hoạch này, Intel đã khởi công nhiều dự án nhà máy sản xuất chip trên thế giới với tổng giá trị đầu tư lên đến hàng chục tỉ USD.
Dù đầy tham vọng, Intel dưới thời ông Gelsinger liên tục lao dốc. Đầu năm 2022, doanh thu chip máy tính cá nhân giảm 25%, còn thị trường chip trung tâm dữ liệu rơi vào tay AMD. Đến năm 2023, doanh thu Intel giảm 1/3 so với khi ông Gelsinger nhậm chức.
Công ty buộc phải cắt giảm 10 tỉ USD chi phí vận hành đến năm 2025 bằng cách sa thải hơn 15.000 nhân viên và hoãn nhiều dự án, bao gồm nhà máy trị giá 30 tỉ euro (31,5 tỉ USD) tại Đức.
Tháng 10, Intel báo lỗ 16,6 tỉ USD trong quý 2, mức lỗ lớn nhất lịch sử. Các chuyên gia dự báo công ty sẽ lỗ 3,68 tỉ USD vào năm 2024, lần đầu ghi nhận lỗ ròng kể từ năm 1986.
Sau chưa đầy bốn năm dưới thời ông Gelsinger, giá trị thị trường của Intel đã giảm gần một nửa, chỉ còn quanh quẩn mốc 100 tỉ USD. Trong khi đó Nvidia, công ty từng phải "núp bóng" Intel suốt hàng chục năm, đã tăng giá trị lên tận 3.350 tỉ USD.
Lỡ "chuyến tàu" AI
Dù rất tham vọng nhưng đến nay nỗ lực trở thành đơn vị gia công chip của Intel đã không thành công. Các hợp đồng lớn không đủ để bù đắp chi phí xây dựng nhà máy mới, trong khi dây chuyền sản xuất của họ thua kém đối thủ. Dù sở hữu nhà máy sản xuất chip tự thiết kế, Intel vẫn phải thuê TSMC gia công một số dòng chip đời mới.
Ông David Yoffie, cựu thành viên hội đồng quản trị Intel, cho rằng các lãnh đạo công ty muốn thay thế ông Gelsinger vì chiến lược tăng trưởng của ông mất quá nhiều thời gian để sinh lợi. Hơn nữa vì tập trung vào gia công chip, Intel dưới sự lãnh đạo của ông đã bỏ lỡ cơ hội trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI).
Techcrunch nhận định Intel đã đánh giá sai cơn sốt AI và phản ứng chậm trước sự bùng nổ của công nghệ này. Cựu CEO Intel tỏ ra quá lạc quan về khả năng cạnh tranh của các dòng chip AI tự phát triển, dù thực tế chúng thua xa sản phẩm của Nvidia.
Không chỉ mất khách hàng, Intel còn chịu áp lực khi nhiều nhà đầu tư chuyển dòng tiền sang Nvidia trong cơn bùng nổ AI, làm mất đi nguồn vốn quan trọng. Thêm vào đó, việc bỏ lỡ cơn sốt chip điện thoại di động trước đây càng khiến Intel tụt lại phía sau trong bối cảnh ngành bán dẫn đang phát triển mạnh mẽ.
Cơ hội hay thách thức cho Intel?
Sự ra đi của ông Pat Gelsinger mang đến cho Intel cơ hội điều chỉnh chiến lược, đồng thời đặt ra thách thức lớn trong việc tìm kiếm người kế nhiệm có đủ tâm và tầm. Theo Bloomberg, hiện tại nội bộ Intel không có ứng viên đáp ứng các tiêu chí này, do đó khả năng cao người thay thế ông Gelsinger sẽ đến từ bên ngoài.
Nhiều nhà phân tích dự đoán rằng sau khi ông Gelsinger rời đi, Intel có thể xem xét tách mảng phát triển sản phẩm (chip, trung tâm dữ liệu, AI...) và mảng gia công thành hai công ty độc lập. Điều này sẽ giúp cả hai lĩnh vực có thêm quyền tự quyết và hoạt động hiệu quả hơn.
Các nhà phân tích tại Ngân hàng Citi thậm chí dự đoán Intel có thể bán hoàn toàn mảng gia công để huy động vốn, tập trung vào mảng thiết kế sản phẩm - lĩnh vực được đánh giá mang lại lợi nhuận cao hơn.
Một viễn cảnh khác là Intel tự bán mình cho một hãng công nghệ lớn. Trước đây Qualcomm từng bày tỏ ý định mua lại Intel, nhưng quy mô và sự phức tạp của thương vụ này đã làm giảm đáng kể sự quan tâm của họ.
Link nội dung: https://businessinvestmentvn.com/that-bai-cay-dang-cua-intel-a200749.html