Dự báo lợi nhuận Q4/2024 của 54 DN: Công ty 'nhà' ông Phạm Nhật Vượng tăng hơn 1.700%, Thế giới di động, Vietjet, FPT Retail tăng 300-600%

Một số ngành ước tính tăng trưởng LN giảm như Khu công nghiệp do còn đợi hoàn thiện khung chính sách hay dầu khí do giá dầu suy giảm so với cùng kỳ.

Báo cáo công bố ngày 20/12 của CTCK MBS dự báo lợi nhuận toàn thị trường có thể ghi nhận mức tăng trưởng vượt bậc đạt 25% so với cùng kỳ (svck) trong Q4/2024 (mức cao nhất kể từ Q2/2022) hỗ trợ bởi môi trường lãi suất thấp và sản xuất đang trên đà phục hồi.

Theo đó lợi nhuận cả năm 2024 có thể đạt mức tăng 18% svck so với mức giảm 4% của năm 2023, đánh dấu một giai đoạn phục hồi và tăng trưởng bắt đầu.

Dự báo lợi nhuận Q4/2024 của 54 DN: Công ty 'nhà' ông Phạm Nhật Vượng tăng hơn 1.700%, Thế giới di động, Vietjet, FPT Retail tăng 300-600%- Ảnh 1.

Một số ngành ước tính tăng trưởng LN giảm như Khu công nghiệp (-14% svck) do còn đợi hoàn thiện khung chính sách hay dầu khí (-23% svck) do giá dầu suy giảm so với cùng kỳ.

MBS dự báo lợi nhuận của 54 đơn vị, bao gồm 13 ngân hàng. Trong đó, Dabaco (DBC) được dự báo tăng trưởng lợi nhuận quý 4/2024 là 2.484% và Vinhomes (VHM) tăng 1.774%. Nhiều DN được dự báo lợi nhuận tăng trưởng hàng trăm % như Thế giới di động, FPT Retail, Vietjet, Thép Nam Kim...

Dự báo lợi nhuận Q4/2024 của 54 DN: Công ty 'nhà' ông Phạm Nhật Vượng tăng hơn 1.700%, Thế giới di động, Vietjet, FPT Retail tăng 300-600%- Ảnh 2.

Dự báo lợi nhuận Q4/2024 của 54 DN: Công ty 'nhà' ông Phạm Nhật Vượng tăng hơn 1.700%, Thế giới di động, Vietjet, FPT Retail tăng 300-600%- Ảnh 3.

Dự báo lợi nhuận Q4/2024 của 54 DN: Công ty 'nhà' ông Phạm Nhật Vượng tăng hơn 1.700%, Thế giới di động, Vietjet, FPT Retail tăng 300-600%- Ảnh 4.

Dự báo lợi nhuận Q4/2024 của 54 DN: Công ty 'nhà' ông Phạm Nhật Vượng tăng hơn 1.700%, Thế giới di động, Vietjet, FPT Retail tăng 300-600%- Ảnh 5.

 Ngành bất động sản nguồn cung tăng trở lại tạo tiền đề cho 2025. KQKD Q4/24 các doanh nghiệp BĐS sẽ có sự tăng trưởng mạnh, một phần đến từ mức nền thấp cùng kỳ, một phần đến từ khả năng bàn giao tại các dự án lớn.

Các doanh nghiệp BĐS phía Bắc như VHM sẽ có thể ghi nhận lợi nhuận cao từ việc bàn giao các đại dự án như Royal Island, Ocean Park 2&3 trong khi các doanh nghiệp BĐS phía Nam sẽ ghi nhận lợi nhuận từ việc bàn giao tại một số dự án nổi bật như Privia (KDH), Akari (NLG), Gem Sky World (DXG).

Ngành BĐS khu công nghiệp và cao su trên đà khởi sắc trở lại. Dòng vốn FDI có dấu hiệu chững lại trong thời gian gần đây do NĐTNN đang chờ đợi chính sách mới dưới thời Tổng thống Mỹ Trump và chính sách hỗ trợ đầu tư từ Chính phủ Việt Nam để ra quyết định đầu tư. KQKD trong Q4/24 của các doanh nghiệp BĐS KCN có sự phân hóa nhưng nhìn chung vẫn tích cực.

Ngành vật liệu cơ bản tăng trưởng nhờ nhu cầu nội địa cải thiện. MBS dự báo trong Q4/24 các doanh nghiệp thép được hỗ trợ bởi nhu cầu nội địa tăng trưởng mạnh mẽ khi cuối năm là đợt cao điểm đẩy nhanh các dự án BĐS và đầu tư công.

Tuy nhiên, xuất khẩu thép sẽ gắp nhiều bất lợi khi thị trường chính EU đang điều tra CBPG vào HRC cũng như Mỹ dự kiến sẽ tăng cường các biện pháp bảo hộ.

MBS đánh giá,thị trường nội địa sẽ hỗ trợ KQKD của các DN ngành thép trong Q4 khi dự kiến tăng trưởng 17% svck. Bên cạnh đó, biên LN gộp toàn ngành cải thiện nhờ giá nguyên vật liệu như than, quặng giảm lần lượt 17% và 16% trong khi giá thép XD giảm 110% svck. 

Ngành dầu khí phục hồi so với quý trước nhưng suy giảm so với cùng kỳ. MBS cho rằng đối với nhóm thượng nguồn, các DN xây lắp dầu khí (như PVS) có thể ghi nhận lợi nhuận tích cực hơn nhờ triển khai các gói thầu (được trao toàn bộ) trong đại dự án Lô B - Ô Môn, các doanh nghiệp khoan và dịch vụ khoan (như PVD) tiếp tục ghi nhận lợi nhuận tích cực khi giá thuê ngày giàn khoan tự nâng duy trì ở mức cao, đồng thời tham gia mảng dịch vụ khoan cho các dự án trong nước.

Đối với nhóm vận tải dầu khí (PVT), lợi nhuận kỳ vọng sẽ thấp hơn quý trước do không còn ghi nhận lợi nhuận bất thường từ hoạt động thanh lý tàu, tuy nhiên duy trì ở mức cao nhờ đội tàu mở rộng hơn so với cùng kỳ trong khi giá cước tàu dầu thô và tàu dầu thành phẩm tương đối ổn định.

Ở nhóm hạ nguồn, DN lọc dầu (BSR) được kỳ vọng ghi nhận lãi trở lại khi sản lượng tăng sau khi hoàn thành bảo dưỡng, đồng thời giá dầu biến động ổn định hơn và crack spread tham chiếu châu Á không cho thấy dấu hiệu suy yếu thêm. 

Ngành điện phân hóa chờ đợi khung chính sách hoàn thiện. Nhu cầu điện không còn duy trì mức tăng 2 số trong T10-11, đạt trung bình 7,5% svck, chủ yếu do đây không phải giai đoạn cao điểm nhu cầu điện. Giá thị trường điện cũng duy trì ở mức khá thấp đạt trung bình 1400đ/kWh, không có nhiều dư địa cho nhóm điện giá cao huy động trên thị trường điện.

Trong Q4/24, thủy điện mặc dù dự kiến ghi nhận tăng trưởng nhẹ tuy nhiên sẽ có sự phân hóa, trong đó nhóm thủy điện khu vực miền Bắc dự kiến sẽ đối mặt với thủy văn kém thuận lợi trong khi nhóm thủy điện khu vực miền Trung, Nam ghi nhận thủy văn hầu hết là đi ngang và cải thiện svck, hỗ trợ các doanh nghiệp như HDG, REE.

Đối với điện than, sản lượng cũng ghi nhận tăng trưởng ~16% trong T10-11, chủ yếu do thủy điện tại khu vực miền Bắc kém thuận lợi, theo đó nhóm nhiệt điện than miền Bắc như QTP, HND có thể được hưởng lợi.

Đối với điện khí, mặc dù sản lượng điện khí ghi nhận giảm mạnh trong T10-11, chủ yếu do có sự phân hóa huy động. Trong đó, nhóm nhà máy điện khí của POW như Cà Mau 1&2, NT2 đều ghi nhận sự
tăng trưởng tốt từ nền thấp. 

Ngành bán lẻ phục hồi từ nền thấp. MBS cho rằng Q4/24 là một bức tranh phân hóa giữa các ngành bán lẻ khác nhau. Trong bối cảnh người tiêu dùng vẫn tập trung tiêu thụ các sản phẩm tiêu dùng và chăm sóc sức khỏe, điểm sáng trong Q4/24 tiếp tục là các ngành bán lẻ sản phẩm tiêu dùng và dược phẩm.

Link nội dung: https://businessinvestmentvn.com/du-bao-loi-nhuan-q42024-cua-54-dn-cong-ty-nha-ong-pham-nhat-vuong-tang-hon-1700-the-gioi-di-dong-vietjet-fpt-retail-tang-300-600-a204682.html