Sông Nhuệ ô nhiễm tột cùng, dân vẫn phải lấy nước tưới rau

Sông Nhuệ thơ mộng từng là nguồn nước nuôi sống nhiều cánh đồng đến nay bị bồi lắng đến khó tin, có đoạn cạn trơ kéo dài cả km, trong khi dòng nước ít ỏi còn lại thì đen kịt, bốc mùi hôi thối.

Dòng sông Nhuệ thơ mộng ngày nào nay oằn mình hứng nước thải đô thị - Ảnh 1.

Sông Nhuệ hàng chục năm trước có vai trò rất quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp nhưng đến nay lại đang oằn mình hứng nước thải đô thị

Hạ lưu sông Nhuệ đang bị bồi lắng đến khó tin - Ảnh 3.
Hạ lưu sông Nhuệ đang bị bồi lắng đến khó tin - Ảnh 4.

Cống Liên Mạc (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) nơi "khởi nguồn" của dòng sông Nhuệ. Theo ghi nhận mấy năm gần đây và thời điểm hiện tại mực nước sông Hồng xuống thấp nên thiếu nước bổ cập cho sông Nhuệ. Đầu tháng 10-2023 nước thải đen kịt ô nhiễm từ sông Nhuệ đã chảy tràn ra sông Hồng

Dòng sông Nhuệ thơ mộng ngày nào nay oằn mình hứng nước thải đô thị - Ảnh 5.

Cửa cống Liên Mạc lấy nước từ sông Hồng vào sông Nhuệ cạn gần chạm đáy, nước bị ô nhiễm

Sông Nhuệ chảy qua đại lộ Thăng Long (địa phận quận Nam Từ Liêm, Hà Nội). Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, chất lượng nước sông Nhuệ phần lớn bị ô nhiễm và chưa có sự cải thiện rõ rệt qua các năm (ngoại trừ đầu nguồn sông nơi tiếp nhận nước sông Hồng từ cống Liên Mạc)


Hạ lưu sông Nhuệ đang bị bồi lắng đến khó tin - Ảnh 9.
Hạ lưu sông Nhuệ đang bị bồi lắng đến khó tin - Ảnh 10.

Dòng nước đen kịt của sông Nhuệ uốn lượn ở quận Hà Đông (Hà Nội)


Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, ô nhiễm nhất trên sông Nhuệ là đoạn chảy qua khu vực nội thành Hà Nội (từ cầu Tó đến cầu Chiếc) và ít chuyển biến giữa các mùa trong năm. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm này chủ yếu do nước thải đô thị (nguồn đóng góp lớn nhất là TP Hà Nội). Sau đó là nước thải sản xuất của các cơ sở sản xuất và làng nghề. Nước thải đô thị xả xuống mỗi ngày khiến khu vực hạ lưu của sông Nhuệ như ở huyện Thanh Trì bị ô nhiễm đến "ngộp thở"


Tình trạng bồi lắng hai bên bờ sông Nhuệ đang diễn ra rất phức tạp ở xã Tả Thanh Oai (huyện Thanh Trì, Hà Nội) trong suốt nhiều năm qua

Xử lý, khắc phục tình trạng ô nhiễm trên sông Nhuệ còn nhiều bất cập

Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, do nguồn lực hạn chế nên công tác ngăn chặn nguồn ô nhiễm, từng bước xử lý, khắc phục tình trạng ô nhiễm, cải thiện chất lượng môi trường tại các đoạn sông, nhánh sông trên lưu vực sông Nhuệ - Đáy còn nhiều khó khăn, bất cập.

Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các địa phương đẩy mạnh triển khai thực hiện việc thống kê, kiểm kê, kiểm soát các nguồn thải.

Tiếp tục triển khai các dự án khắc phục ô nhiễm môi trường và đề án đã nêu về bảo vệ môi trường. Tập trung xây dựng các hệ thống thu gom, tách nước mưa và nước thải sinh hoạt để xử lý, giải quyết vấn đề ô nhiễm tại các sông nội đô Hà Nội.

Bên cạnh đó tiếp tục rà soát điều chỉnh lại kế hoạch cấp nước chủ động để tạo dòng chảy tối thiểu đảm bảo khả năng tự làm sạch của dòng sông. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát tại nguồn và xử lý nghiêm các cụm công nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, làng nghề xả nước thải không đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường…

Hạ lưu sông Nhuệ đang bị bồi lắng đến khó tin - Ảnh 18.Hai giám đốc sở trả lời về giải pháp 'cứu' sông Tô Lịch

Chiều 11-12, tiếp tục chương trình kỳ họp 20, HĐND TP Hà Nội đã tiến hành phiên chất vấn liên quan việc quản lý đô thị, xử lý ô nhiễm môi trường tại thủ đô. Giải pháp hồi sinh sông Tô Lịch được nhiều đại biểu quan tâm.


Link nội dung: https://businessinvestmentvn.com/song-nhue-o-nhiem-tot-cung-dan-van-phai-lay-nuoc-tuoi-rau-a205429.html