Bộ Nội vụ đề xuất xây dựng cơ chế sát hạch thường xuyên để sàng lọc đội ngũ cán bộ, công chức

Bộ Nội vụ đề xuất xây dựng cơ chế sát hạch để thường xuyên sàng lọc đội ngũ cán bộ, công chức trên nguyên tắc có vào - ra, có lên - xuống.

Bộ Nội vụ đề xuất xây dựng cơ chế sát hạch thường xuyên sàng lọc đội ngũ cán bộ, công chức - Ảnh 1.

Công chức TP Thủ Đức giải quyết thủ tục hành chính cho người dân - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Bộ Tư pháp đang thẩm định đề nghị xây dựng Luật Bộ Nội vụ đề xuất xây dựng cơ chế sát hạch thường xuyên sàng lọc đội ngũ cán bộ, công chức - Ảnh 2.Bộ Nội vụ phản hồi việc đình chỉ chức vụ, công tác với cán bộ bị điều tra, khởi tố, chờ xử lýĐỌC NGAY

Cơ chế loại trừ, miễn hoặc giảm nhẹ trách nhiệm đối với cán bộ, công chức khi thực hiện đề xuất đổi mới, sáng tạo.

Xây dựng cơ chế để bồi dưỡng, sàng lọc, tuyển chọn nguồn nhân lực chất lượng cao ngay từ khi đang ở môi trường học tập.

Xây dựng cơ chế sát hạch để thường xuyên sàng lọc đội ngũ trên nguyên tắc có vào - ra, có lên - xuống; gắn kết quả thực hiện nhiệm vụ với cơ hội đào tạo, thăng tiến, tiền lương.

Hoàn thiện chính sách về thu nhập và các chính sách đãi ngộ đủ mạnh để công chức yên tâm công tác, cống hiến; xây dựng chính sách "đột phá" đối với người có tài năng trong hoạt động công vụ.

Nhiều tác động tích cực, giúp tiết kiệm hàng trăm tỉ mỗi năm

Tại báo cáo đánh giá tác động, với việc lựa chọn phương án trên, Bộ Nội vụ cho rằng về kinh tế phương án này đối với nhà nước sẽ tiết kiệm được hàng trăm tỉ đồng mỗi năm, chưa kể những chi phí vô hình.

Đồng thời, góp phần tiết kiệm thời gian, chi phí vật chất, phòng chống tham ô, tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Với người dân, doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi trực tiếp và gián tiếp từ việc thu hút được nhân tài vào làm việc trong bộ máy cơ quan nhà nước; tăng cường văn hóa giao tiếp của cán bộ, công chức.

Đối với tác động xã hội, theo phương án này Bộ Nội vụ cho rằng sẽ tạo cơ sở pháp lý và cơ chế để khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, sẵn sàng đương đầu với khó khăn, thử thách, luôn nỗ lực hành động vì lợi ích chung.

Đồng thời động viên cán bộ tích cực phát huy trí tuệ sáng tạo, mạnh dạn đề xuất ý tưởng, cách làm đột phá, tháo gỡ, giải quyết những điểm nghẽn, nút thắt trong cơ chế, chính sách, mang lại giá trị, hiệu quả thiết thực, tạo được chuyển biến mạnh mẽ, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung.

Ngăn ngừa, xử lý nghiêm những cán bộ lợi dụng chủ trương khuyến khích, bảo vệ cán bộ để thực hiện hoặc bao che hành vi vụ lợi, tham nhũng, tiêu cực, vi phạm kỷ luật của Đảng và pháp luật của Nhà nước...

Quy định cụ thể về quyền, nghĩa vụ của cán bộ, công chức sẽ lựa chọn được đúng đối tượng, tăng chất lượng, hiệu quả công việc, giảm các chi phí phát sinh, tạo cơ chế công khai, minh bạch, khuyến khích cán bộ, công chức tự trau dồi, bồi dưỡng.

Bảo đảm tính công khai, minh bạch, khách quan; hạn chế được tình trạng tiêu cực trong công tác quy hoạch tại nhiều địa phương, đơn vị, đặc biệt là tình trạng cục bộ địa phương, bè phái trong công tác tổ chức cán bộ; chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động công vụ.

Tạo động lực, khích lệ ý chí phấn đấu, phát triển nghề nghiệp của mỗi công chức; góp phần phát huy phẩm chất đạo đức, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tạo bước đột phá trong công tác cán bộ.

Đối với người dân sẽ tác động tốt đến dư luận thông qua việc tổ chức các kỳ thi công khai, minh bạch, khách quan; sự đồng tình của dư luận xã hội trong việc giảm thiểu thủ tục hành chính.

Bộ Nội vụ đề xuất xây dựng cơ chế sát hạch thường xuyên sàng lọc đội ngũ cán bộ, công chức - Ảnh 3.Bộ Nội vụ phản hồi về nâng lương trước hạn với cán bộ, công chức

Bộ Nội vụ đã có trả lời ý kiến của các địa phương xung quanh thành tích để cán bộ, công chức được nâng lương trước thời hạn và chế độ tiền thưởng.

Link nội dung: https://businessinvestmentvn.com/bo-noi-vu-de-xuat-xay-dung-co-che-sat-hach-thuong-xuyen-de-sang-loc-doi-ngu-can-bo-cong-chuc-a205584.html