Minh bạch sản phẩm để bảo vệ người tiêu dùng

Vụ pha "nước kẹo" vào giá sống trên quy mô lớn tại Đắk Lắk vừa bị phát hiện gây chấn động dư luận.

Minh bạch sản phẩm để bảo vệ người tiêu dùng - Ảnh 1.

Kiểm tra 1 cơ sở sử dụng chất cấm là "nước kẹo" để làm giá đỗ, gây độc hại - Ảnh: SỸ ĐỨC

Nhiều người cho rằng đây có thể được ví như vụ đầu độc người tiêu dùng, cần được xử lý về hình sự theo các tội danh liên quan đến xâm hại sức khỏe, tính mạng con người trên diện rộng chứ không đơn giản là vi phạm pháp luật về 4 cơ sở dùng chất cấm có thể gây chết người để sản xuất giá đỗPhát hiện cơ sở trồng giá đỗ bằng hóa chất ở HuếBách Hóa Xanh thu hồi toàn bộ giá đỗ được cho là ngâm chất cấm từ nhà cung cấp

Vấn đề căn cơ từ câu chuyện này là do đâu mà kiểu làm ăn thất đức như thế có điều kiện phát triển? 

Làm thế nào để ngăn chặn kiểu làm ăn đó, không để phát sinh hậu quả thiệt hại to lớn đáng tiếc mà xã hội phải bỏ công, bỏ chi phí xử lý theo kiểu chuyện đã rồi?

Sử dụng chất kích thích tăng trưởng trong quá trình trồng trọt, chăn nuôi là để có được sản phẩm nhanh, đồng thời giao diện sản phẩm bắt mắt.

Tuy nhiên hầu hết chất kích thích tăng trưởng đều rất độc hại, thậm chí có thể gây chết người. Việc sử dụng chất này trong quá trình sản xuất thực phẩm bị nghiêm cấm.

Người làm ra thực phẩm để bán kiếm lời cũng hiểu nếu sản phẩm mình làm ra có tác dụng tốt đối với sức khỏe con người, được công chúng tiêu dùng đánh giá cao thì sẽ bán được nhiều hàng và có điều kiện làm giàu.

Trái lại, nếu thực phẩm làm ra bị cho là không tốt hoặc thậm chí gây tổn hại cho sức khỏe người tiêu dùng thì sẽ bị từ chối tiêu thụ, bị tẩy chay và người sản xuất, người bán hàng có nguy cơ thua lỗ, thất bại trong làm ăn.

Biết như thế nhưng nhiều người sản xuất thực phẩm để kinh doanh vẫn làm sản phẩm bẩn, độc hại và cơ quan chức năng cứ liên tục phát hiện các vụ vi phạm.

Giáo dục, tuyên truyền, cổ vũ sự tôn trọng đạo đức và pháp luật trong hoạt động kinh doanh là việc làm cần thiết.

Nhưng chừng đó thôi chắc chắn chưa đủ để xây dựng, duy trì và bảo đảm sự vận hành trơn tru của các kênh sản xuất thực phẩm sạch và an toàn. Bởi đơn giản, con người ta luôn có tính tham, lòng ham muốn chiếm đoạt.

Có điều kiện thuận lợi thì những thói xấu sẽ trỗi dậy và dẫn dắt hành vi ứng xử của con người. Ví dụ, nếu có thể làm sản phẩm bẩn, độc hại với chi phí thấp mà thu được lợi nhuận cao và không dễ bị phát hiện thì không ít người cho rằng chẳng dại gì mà không làm.

Một trong những cách lẩn tránh sự phát hiện của nhà chức trách, xã hội đối với việc sản xuất thực phẩm bẩn, độc hại là đẩy sản phẩm làm ra vào các kênh lưu thông trong tình trạng không có lai lịch, không rõ xuất xứ.

Bởi vậy, một trong những biện pháp được cho là có thể ngăn chặn hiệu quả việc lưu hành sản phẩm độc hại là không cho phép nhà phân phối, nhà bán lẻ tiếp nhận những sản phẩm không rõ nguồn gốc và không có nhãn hiệu được đăng ký hợp lệ.

Tất cả sản phẩm được đưa vào lưu thông ở các trung tâm phân phối chính thức như chợ truyền thống và siêu thị, cửa hàng tiện ích đều phải là những sản phẩm được để trong các bao bì có ghi nhận mã truy xuất nguồn gốc.

Phải có biện pháp chế tài thật nặng về hành chính, thậm chí về hình sự nếu vi phạm nghiêm trọng, đối với cả bên sản xuất và bên phân phối không tôn trọng quy tắc về minh bạch sản phẩm, gây rủi ro đối với sức khỏe, tính mạng của người tiêu dùng.

Minh bạch sản phẩm để bảo vệ người tiêu dùng - Ảnh 1.Bất bình vì chủ cơ sở trồng giá bằng hóa chất chỉ bị phạt tiền, không khởi tố

Bạn đọc Tuổi Trẻ Online bày tỏ bất bình khi chủ cơ sở trồng giá bằng hóa chất độc hại ở Huế chỉ bị phạt tiền, vì giá trị của lô giá chưa đạt đến mức phải khởi tố hình sự.

Link nội dung: https://businessinvestmentvn.com/minh-bach-san-pham-de-bao-ve-nguoi-tieu-dung-a206218.html