Các sân bay ngăn tai nạn máy bay do chim thế nào?

Những cánh chim trời tưởng chừng vô hại nhưng đã trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra nhiều vụ tai nạn máy bay.

Máy bay 'đau đầu' vì… chim - Ảnh 1.

Vụ tai nạn máy bay của Eastern Air Lines năm 1960 liên quan tới chim - Ảnh: WIKIMEDIA

Trong vụ

Những vụ tai nạn do máy bay va phải chim gây chấn động ngành hàng không - Nguồn: TIME - THE SUN - SBS

Theo Hãng tin News1, một hành khách đã nhắn tin cho người thân nói rằng có một con chim bị kẹt trong cánh máy bay. Sau tai nạn, một trong hai thành viên phi hành đoàn sống sót nói với nhân viên cứu hộ rằng máy bay đã va chạm với chim.

Nhiều tai nạn máy bay do chim

Trước vụ việc của hãng bay Hàn Quốc, đã có nhiều tai nạn thảm khốc do chim gây ra. 

Ngày 4-10-1960, chiếc máy bay số hiệu 375 của Eastern Air Lines (Mỹ) cất cánh từ sân bay Logan, Boston (Mỹ) đã đâm vào một đàn chim sáo đá khiến ba trong bốn động cơ mất lực đẩy. Máy bay rơi xuống vịnh Winthrop, làm 62 trong số 72 người trên máy bay thiệt mạng.

Sau đó hai năm, vào ngày 23-11-1962, đến lượt chuyến bay 297 của United Airlines (Mỹ) va chạm với hai con thiên nga khi đang bay gần Ellicott City, Maryland (Mỹ), gây hỏng hóc nghiêm trọng và mất kiểm soát. Máy bay rơi khiến toàn bộ 17 người trên máy bay thiệt mạng.

Các sân bay ngăn tai nạn máy bay do chim thế nào? - Ảnh 2.

Chiếc máy bay US Airways gặp nạn do ngỗng trời nhưng may mắn tạo được "kỳ tích sông Hudson" - Ảnh: CNN

Ngày 15-9-1988, một tai nạn thảm khốc khác do chim gây ra liên quan đến chuyến bay 604 của Ethiopian Airlines (Ethiopia). Chiếc Boeing 737-200 cất cánh từ sân bay Bahir Dar (Ethiopia) đã hút phải một đàn chim bồ câu, dẫn đến hỏng cả hai động cơ.

Phi hành đoàn buộc phải hạ cánh khẩn cấp, nhưng máy bay bốc cháy, làm 35 trong số 104 người trên máy bay thiệt mạng.

Đến ngày 15-1-2009, chiếc Airbus A320 đâm phải một đàn ngỗng Canada ngay sau khi cất cánh từ sân bay LaGuardia, New York, khiến cả hai động cơ hỏng. Đây là chuyến bay 1549 của US Airways (Mỹ).

Cơ trưởng Chesley "Sully" Sullenberger đã hạ cánh khẩn cấp xuống sông Hudson, cứu sống toàn bộ 155 người trên máy bay.

Máy bay 'đau đầu' vì… chim - Ảnh 3.

Chiếc máy bay của Ural Airlines rơi năm 2019 - Ảnh: EURO NEWS

Ngày 15-8-2019, chiếc Airbus A321 cất cánh từ sân bay Zhukovsky, Matxcơva, đã va chạm với một đàn mòng biển, dẫn đến hỏng cả hai động cơ. Đây là chuyến bay 178 của Ural Airlines (2019).

Cơ trưởng Damir Yusupov đã hạ cánh khẩn cấp xuống một cánh đồng ngô gần đó, cứu sống toàn bộ 233 người trên máy bay, với chỉ một số người bị thương nhẹ.

Dùng pháo sáng, laser đến robot để đuổi chim

Đến nay, nhằm giảm thiểu nguy cơ va chạm giữa chim và máy bay, ngành hàng không và giới khoa học quốc tế đã triển khai nhiều biện pháp và công nghệ.

Theo BBC, nhiều sân bay đã triển khai hệ thống radar để theo dõi hoạt động của chim trong thời gian thực, giúp kiểm soát không lưu và phi công phát hiện sớm sự hiện diện của chim và điều chỉnh lộ trình bay để tránh va chạm.

Máy bay 'đau đầu' vì… chim - Ảnh 4.

Máy bay cất cánh tại sân bay Schiphol (Hà Lan) - Ảnh: ROBIN RADAR

Sân bay Schiphol ở Hà Lan đã áp dụng hệ thống radar 3D tiên tiến để giám sát hoạt động của chim trong bán kính 10km quanh sân bay. Công nghệ này cung cấp dữ liệu theo thời gian thực về kích thước, tốc độ và hướng bay của các đàn chim, giúp xác định sớm các mối đe dọa và đưa ra biện pháp ngăn chặn kịp thời.

Bên cạnh đó, Schiphol áp dụng chiến lược "quản lý môi trường sống" làm cho khu vực sân bay kém hấp dẫn đối với chim.

Ví dụ, cỏ được giữ ở độ cao từ 12 - 20cm, hạn chế chim tìm nơi trú ẩn. Các kênh rạch cũng được che phủ bằng lưới hoặc bóng nổi để ngăn chim nước tiếp cận, giảm thiểu nguy cơ va chạm với máy bay.

Ngoài ra, ở Schiphol có đội ngũ kiểm soát chim hoạt động 24/7, sử dụng các biện pháp như pháo sáng, laser xanh và âm thanh cảnh báo để xua đuổi chim khỏi khu vực.

Máy bay 'đau đầu' vì… chim - Ảnh 5.

Sân bay Heathrow ở Anh - Ảnh: LONDON MUSEUM

Tương tự, sân bay Heathrow ở Anh cũng thường xuyên kiểm soát thảm thực vật xung quanh sân bay để loại bỏ các loại cây cối và bụi rậm có thể thu hút chim. Người ta cũng loại bỏ hoặc che phủ các nguồn nước và thức ăn tự nhiên trong khu vực, nhằm giảm thiểu các yếu tố thu hút chim đến gần đường băng.

Trong khi đó theo CNN, "chim săn mồi robot" cũng là một giải pháp công nghệ tiên tiến được thiết kế để giảm thiểu nguy cơ va chạm giữa chim và máy bay tại các sân bay.

Những chú chim robot này được mô phỏng giống như chim ưng săn mồi, có khả năng bay lượn và tái hiện hành vi săn mồi tự nhiên, khiến các loài chim khác cảm thấy bị đe dọa và rời khỏi khu vực.

Máy bay 'đau đầu' vì… chim - Ảnh 6.

Robot chim "Robird" dùng để bảo vệ sân bay khỏi các đàn chim trời - Ảnh: UTODAY

Được điều khiển từ xa hoặc lập trình tự động, chim robot hoạt động hiệu quả trong việc xua đuổi chim mà không gây hại cho chúng, đảm bảo tính nhân đạo và thân thiện với môi trường.

Một ví dụ điển hình là "Robird" của Công ty Clear Flight Solutions, được triển khai tại sân bay Edmonton, Canada. Robird đã chứng minh khả năng giảm đáng kể sự xuất hiện của chim gần đường băng, góp phần đảm bảo an toàn bay.

Nhờ chi phí bảo trì thấp và hiệu quả lâu dài, chim săn mồi robot được xem là một giải pháp bền vững, giúp cải thiện an toàn hàng không toàn cầu mà vẫn bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên.

Các sân bay ngăn tai nạn máy bay do chim thế nào? - Ảnh 7.Máy bay phải chuyển đường băng để cất cánh vì vướng đàn chim

TTO - Chiếc máy bay thực hiện chuyến bay từ TP.HCM đi Seoul chuẩn bị cất cánh từ đường băng 25L sân bay Tân Sơn Nhất thì phát hiện có đàn chim nên phải đổi sang đường băng 25R để cất cánh.

Link nội dung: https://businessinvestmentvn.com/cac-san-bay-ngan-tai-nan-may-bay-do-chim-the-nao-a206462.html