Cô gái bại não ở Trung Quốc gây tranh cãi khi 'muốn làm mẹ'

Chia sẻ kế hoạch muốn sinh con, Li Man (Trung Quốc) và người chồng đều bị bại não đối mặt nhiều ý kiến trái chiều trên mạng xã hội.

Li bị phân biệt đối xử và chế giễu trong nhiều năm vì bệnh bại não.

Li Man (24 tuổi) xuất thân từ một gia đình nông thôn ở tỉnh An Huy (Trung Quốc). Cô bị bại não do thiếu oxy khi mới sinh. Dù trí tuệ bình thường, thể chất và chức năng vận động của Li bị hạn chế.

Li được ông bà nuôi dưỡng trong khi bố mẹ cô đi làm xa. Vì tình trạng bệnh, nhiều trường ban đầu từ chối nhận Li song vì người bà kiên trì nài nỉ, cô cuối cùng có một suất tại một trường tiểu học. Tuy nhiên, Li thường xuyên bị bạn học chế giễu, phân biệt đối xử, theo South China Morning Post.

Sau đó, Li theo học tại một trường dạy nghề đặc biệt ở An Huy, được các giáo viên tại đây hướng dẫn tập luyện môn đẩy tạ bằng tay trái. Cô tham gia các sự kiện thể thao dành cho người khuyết tật, từng giành huy chương đồng môn đẩy tạ tại Đại hội thể thao người khuyết tật toàn quốc Trung Quốc năm 2021.

Tháng 9/2023, Li kết hôn với người chồng cũng bị bại não, khuyết tật ở chân và suy giảm thị lực. Cô chia sẻ cuộc sống hàng ngày trên mạng xã hội với những hoạt động như nấu ăn, trang điểm hay làm việc nhà. Sự lạc quan giúp Li có 230.000 người theo dõi.

nguoi bai nao sinh con anh 1

Vợ chồng Li đều bị bại não.

Vào tháng 12, Li đăng tải một video về quá trình chuẩn bị đón đứa con đầu lòng, thu hút nhiều sự chú ý. Cô vui vẻ ghi lại thói quen uống thuốc bổ, nói: "Một viên vào buổi sáng, một viên vào buổi tối, và tôi sẽ sớm có một em bé. Con yêu, mẹ sắp đến gặp con đây".

Tuy nhiên, nhiều dân mạng bày tỏ mối quan ngại khi Li quyết định trở thành một người mẹ.

"Liệu bệnh của bạn có truyền sang con không? Thật vô trách nhiệm khi mạo hiểm tương lai của con vì những ham muốn cá nhân", một người bình luận.

Một người khác viết: "Ngay cả khi đứa trẻ khỏe mạnh, liệu cặp đôi có thể chăm sóc nó chu toàn không? Hãy tưởng tượng áp lực tâm lý mà đứa trẻ có thể đối mặt trong các cuộc họp phụ huynh hay các sự kiện thể thao".

Vào ngày 18/12, Li phản hồi các tranh luận, nói: "Tôi đã làm gì sai? Tôi chỉ muốn có một đứa con mà thôi". Cô cũng cho biết đã cùng chồng đi kiểm tra y tế, bác sĩ xác nhận họ có thể sinh ra một đứa trẻ khỏe mạnh.

Li cho biết những lời chỉ trích đã ảnh hưởng tiêu cực đến gia đình cô, khẳng định rằng khuyết tật về thể chất không thể ngăn việc sống một cuộc sống bình thường với suy nghĩ tích cực.

"Chúng tôi sẽ chăm sóc em bé từng bước một", cô nói thêm.

Một số bác sĩ cho biết bại não không ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản vì nó không di truyền cũng không lây nhiễm. Tuy nhiên, Cao Wei, bác sĩ sản khoa tại Bệnh viện Y học cổ truyền Trung Quốc ở tỉnh Hồ Bắc, cảnh báo rằng những hạn chế về thể chất có thể khiến việc mang thai, sinh nở và chăm sóc trẻ em trở nên khó khăn hơn đối với bệnh nhân.

Li đã xóa tất cả video liên quan đến thai kỳ của mình khỏi mạng xã hội. Vụ việc cũng tạo ra cuộc thảo luận trên các nền tảng mạng xã hội Trung Quốc.

Một cư dân mạng bình luận: "Li là một người phụ nữ dũng cảm. Cô ấy có quyền có con, nhưng sự phân biệt đối xử mà cô ấy từng phải đối mặt cũng có thể xảy ra với con cô ấy".

"Hãy tôn trọng sự lựa chọn của người mẹ đáng kinh ngạc này. Nếu họ có đủ tự tin để nuôi dạy một đứa trẻ, họ cũng phải sẵn sàng cho mọi thử thách có thể xảy đến", một người khác viết.

Sách chữa lành tại Việt Nam

Chia sẻ với Tri thức trực tuyến, đại diện FirstNews Trí Việt cho biết điểm chung của độc giả dòng sách chữa lành là người đã và đang chịu sự tổn thương mà không thể thoát ra được, hoặc không thể nói cùng ai. Lúc này, họ chọn sách chữa lành để vượt qua và phát triển bản thân. Còn đại diện truyền thông Huy Hoàng Books nhận định trước đây, độc giả thích đọc sách cuốn hút, kịch tính hoặc truyền tải thông điệp vĩ mô như nhân sinh, sắc tộc, thì giờ đây, những cuốn sách nhẹ nhàng, chữa lành tâm hồn dần có chỗ đứng riêng.

Link nội dung: https://businessinvestmentvn.com/co-gai-bai-nao-o-trung-quoc-gay-tranh-cai-khi-muon-lam-me-a206464.html