Ngày 3-1, một đoạn video cảm động ghi lại khoảnh khắc cuối cùng của vị phi công điều khiển máy bay mang số hiệu 7C 2216 của Hãng hàng không Thảm kịch Jeju Air: Cả nhà 9 người tử nạn, nữ sinh chưa kịp chụp hình tốt nghiệp cấp 2ĐỌC NGAY
Họ đồng cảm với nỗi sợ hãi tột độ và tuyệt vọng mà phi công đã trải qua trong giây phút đối mặt với cái chết.
"Anh ấy đã xử lý rất tốt cú hạ cánh bằng bụng thử thách đó, để rồi cuối cùng lại phải đối mặt với bức tường bê tông xuất hiện đột ngột trên đường băng. Nghĩ đến những suy nghĩ của anh ấy trong giây phút cuối cùng này làm tôi rơi nước mắt", một người dùng để lại bình luận.
"Máy bay cứ lao về phía và bức tường thì ngày một gần lại... Nỗi sợ hãi và bất lực chắc hẳn là không thể tưởng tượng nổi", một người dùng khác chia sẻ.
Trong cuộc họp báo vào ngày 31-12, Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng và Giao thông vận tải Hàn Quốc đã khẳng định rằng nếu cả hai động cơ máy bay đều hỏng, các hệ thống thủy lực có thể gặp trục trặc và gây ảnh hưởng đến càng đáp.
"Tuy nhiên, trong tình huống toàn bộ hệ thống bị hỏng, vẫn có một cần gạt thủ công có thể sử dụng", một quan chức của bộ cho biết.
Theo các chuyên gia hàng không, nhiều khả năng phi công đã phải điều khiển máy bay thủ công trong lúc xảy ra tai nạn.
Giáo sư Jeong Yun Sik, chuyên ngành vận hành hàng không tại Đại học Công giáo Kwandong, giải thích trong một cuộc phỏng vấn với chương trình News Show của Đài CBS rằng những tình huống như vậy đòi hỏi nỗ lực xử lý rất lớn.
"Nếu cả hai động cơ và hệ thống thủy lực đều không hoạt động, phi công phải dựa vào hệ thống điều khiển thủ công bằng dây cáp. Điều này đòi hỏi sức mạnh đáng kể và rất có thể cả cơ trưởng lẫn cơ phó đã phải cùng nhau điều khiển", ông nói.
Link nội dung: https://businessinvestmentvn.com/he-lo-khoanh-khac-cuoi-cung-gay-xuc-dong-manh-cua-phi-cong-jeju-air-truoc-tham-kich-a207528.html