Bạn trẻ đã 'rén' phạt giao thông

Từ ngày 1-1-2025, nhiều lỗi vi phạm giao thông bị tăng mức phạt, bạn trẻ bắt đầu thấy "rén" với những lỗi bình thường mình hay mắc phải.

Bạn trẻ đã 'rén' phạt giao thông - Ảnh 1.

Nhiều sinh viên cho biết giao thông ở khu vực làng ĐH Thủ Đức đã cải thiện đáng kể - Ảnh: AN VI

Trong khi đó nhiều người cũng cảm thấy yên tâm hơn khi ra đường, "đỡ sợ ma men say xỉn hay mấy kẻ phóng nhanh vượt ẩu nguy hiểm".

Lỡ vượt đèn đỏ khi còn vài giây, lấn làn, leo lề... - những lỗi mà bạn trẻ trước đây nếu bị phạt cũng khá "nhẹ nhàng" nhưng giờ đã tăng cao, nhiều người lo lắng và quyết tâm từ bỏ thói quen xấu.

Thay đổi thói quen xấu

Khoảng hai tuần trước, đến làng đại học Thủ Đức (khu đô thị Đại học Quốc gia TP.HCM), hình ảnh một số bạn sinh viên trễ học vọt xe thật nhanh khi đèn

Từ khi nghị định mới ban hành, Thái Lê Duy luôn tuân thủ luật giao thông - Ảnh: NGỌC SANG

Răn đe hiệu quả hơn

Còn theo Nguyễn Ngọc Xuân Tiên, sinh viên năm 2 Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn TP.HCM, kể từ khi nghị định mới ban hành, tình hình giao thông khi Tiên đi học trong làng đã cải thiện đáng kể.

"Không còn những bạn phóng xe vèo vèo như trước, mình đi học cũng không thấy trường hợp vượt đèn đỏ. Thỉnh thoảng chỉ thấy một số trường hợp chạy chở ba hoặc không đội nón bảo hiểm, nhưng nói chung là ít vi phạm hơn trước nhiều".

Tiên cho biết sinh viên như cô cập nhật thông tin rất nhanh, ngay khi có những trường hợp bị phạt nặng theo nghị định mới, các hội nhóm sinh viên trên mạng xã hội lập tức chia sẻ nên tạo được sự răn đe.

Chẳng nói đâu xa, chỉ vài tuần trước, mỗi lần cô sinh viên năm 2 có việc lên quận trung tâm vào giờ cao điểm luôn phải tìm cách vượt qua "ma trận" kẹt xe. Lúc leo lên vỉa hè, khi lại chen vào làn ô tô để vượt qua đám đông ùn tắc, thậm chí không ít lần cô vượt 3 giây đèn đỏ cũng là chuyện thường.

Hiệu ứng đám đông là thứ khiến Tiên cảm thấy không quá sợ khi chạy sai luật. "Mình thấy người ta chạy nhiều thì vọt theo thôi, chứ thử nghĩ không ai leo lề thì dù có cho tiền mình cũng chẳng dám leo", cô gái trẻ lý giải.

Tiên cho rằng số tiền phạt hiện tại cho các lỗi tăng lên khá cao, với mức thu nhập của sinh viên như cô là không thể đủ đóng nếu vi phạm. Song cô sinh viên tự tin khẳng định mình cứ chạy đúng luật thì có tăng cũng không sợ.

Thái Lê Duy (23 tuổi, ngụ quận 4) thẳng thắn chia sẻ: "Trước đây tôi thường vượt đèn đỏ ở đoạn đường dưới làng đại học để kịp giờ đi học, leo lề vì nghĩ đến trễ tắc đường hoài rất bực bội. Tôi cũng không thật sự quan tâm nhiều đến hậu quả. 

Nhiều lần bị công an bắt, bị phạt tới 800.000 đồng, nhưng lúc đó tiền phạt còn ít nên tôi vẫn nhởn nhơ, lâu lâu gấp quá vẫn vượt đèn đỏ như thường, còn giờ thì khác hẳn rồi…".

Bạn trẻ đã 'rén' phạt giao thông - Ảnh 3.

Xuân Tiên đã bắt đầu thấy “rén” với mức phạt khi vi phạm luật giao thông - Ảnh: AN VI

Từ ngày 1-1-2025, nghị định 176/2024 của Chính phủ có hiệu lực. Nghị định này cho phép Bộ Công an chi hỗ trợ cá nhân, tổ chức cung cấp thông tin phản ánh hành vi vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông.

Ngay lập tức, trên mạng xã hội rộ lên các group chia sẻ các tuyến đường có nhiều người vi phạm giao thông. Như trong group "Những người ở ký túc xá khu B - KTX ĐHQG TP.HCM" có hơn 307.000 thành viên gần đây thường xuyên chia sẻ hình ảnh những người cầm điện thoại đứng chụp hình, quay phim ở các trụ đèn đỏ.

Trên các nền tảng mạng xã hội khác cũng rộ lên trend "thợ săn tiền thưởng" như một nghề hái ra tiền khi nghị định mới có hiệu lực. Nhiều bạn trẻ bắt đầu "núp lùm" quay phim, chụp ảnh ghi lại các hành vi vi phạm giao thông, các lỗi như vượt đèn đỏ, leo lề... để báo cáo và săn tiền thưởng.

Tuy nhiên để được hưởng số tiền 10% như quy định phải trải qua quy trình kiểm duyệt của CSGT như quay bằng thiết bị chuyên dụng có tem kiểm định hoặc sẽ gọi người dân lên để xác nhận hành vi vi phạm. Hình ảnh, video phải là sản phẩm không cắt ghép mới hợp lệ.

Nên đây chỉ xem là khoản thưởng mang tính động viên khích lệ, chứ tuyệt đối không thể trở thành một "nghề kiếm tiền" như một số người đang mong đợi.

Kể từ khi Chính phủ ban hành nghị định 168, Thái Lê Duy và nhiều bạn trẻ nhận thấy đây là bước đi cần thiết trong việc quản lý các vấn đề xã hội khi mà hiện nay người dân chưa nghiêm túc tuân thủ luật giao thông.

"Nói đâu xa ngay xóm tôi ở vẫn có vài người ra đường không đội nón bảo hiểm, kẹp hai kẹp ba với lý do nhà gần, trong hẻm lo gì. Nghị định mới đã mạnh tay hơn, nhưng nhờ đó xã hội văn minh an toàn hơn. Mọi người không còn leo lề khi đường tắc nghẽn nữa mà kiên nhẫn đi đúng làn đường quy định, khi dừng đèn đỏ không ai đi quá vạch hay rẽ trái phải" - Lê Duy chia sẻ thêm.

Bạn trẻ đã 'rén' phạt giao thông - Ảnh 4.Đang nhịp đèn đỏ nhưng cảnh sát giao thông cho xe đi, tài xế có bị phạt nguội?

Khi đến nút giao đang trong nhịp đèn đỏ, cảnh sát giao thông cho phương tiện di chuyển thì người tham gia giao thông phải tuân thủ theo sự điều tiết này. Trường hợp này tài xế không vi phạm và sẽ không bị xử phạt.

Link nội dung: https://businessinvestmentvn.com/ban-tre-da-ren-phat-giao-thong-a208826.html