Kinh hoàng rác nhựa ngập tràn - Kỳ 6: Một bàn tay nhặt rác để thêm ngàn người chung tay

Không chỉ trực tiếp góp phần thu gom rác thải, các bạn còn lan tỏa thông điệp bảo vệ môi trường đến nhiều người và cho thấy rác nhựa bị xả ra môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe con người như thế nào.

Kinh hoàng rác nhựa ngập tràn - Kỳ 6: Một bàn tay nhặt rác để thêm ngàn người chung tay - Ảnh 1.

James Joseph Kendall - anh Tây nhặt rác một mình - giờđã có rất nhiều người chung tay - Ảnh: NVCC

Anh Tây không còn nhặt rác một mình

Tôi vẫn nhớ như in hình ảnh anh Tây nhặt rác ở các mương nhỏ đen thối của Hà Nội năm 2016. Đó là người Mỹ James Joseph Kendall, hình ảnh của anh khi đó giờ vẫn còn lan truyền trên mạng. 

Nhưng nay anh không còn một mình nữa, James đã có một tổ chức nhặt rác với cả ngàn thành viên chung tay tham gia.

Ngày đó, James một mình cặm cụi nhặt nào que sắt, que nhựa, nào túi ni lông, hộp sữa, lon bò húc. Anh ngước lên, lấm lem cười khi có người dân giơ máy chụp hình. 

Nhìn bức ảnh James đứng giữa mương nước đen sì, đặc quánh, xung quanh toàn là rác trôi nổi và chủ yếu là nhựa. Hình ảnh gây sửng sốt đó, không ai nghĩ đây là con kênh ở giữa thủ đô hoa lệ với những con người văn minh, hiện đại.

James vẫn tiếp tục nhặt rác cho tới hôm nay, nhưng thêm nhiều người Việt và

Hà Nội Xanh kết nối nhiều bạn trẻ cùng hành động vì môi trường - Ảnh: NVCC

Đây là những nhóm của các bạn trẻ Hà Nội hành động để có một môi trường sống xanh, với thông điệp mỗi người sinh ra và lớn lên nhờ bầu không khí quanh mình. Vậy thì cùng giữ bầu không khí đó trong lành, đừng làm cho chúng bốc mùi.

"Tôi sinh ra và lớn lên bên cạnh con sông có cái tên đẹp nhất Hà Nội, đó là sông Tô Lịch. Nhưng giờ con sông chỉ còn cái tên, dòng nước đã đổi màu từ lâu. Tôi đã hưởng trọn năm tháng tuổi trẻ với mùi hôi thối bốc lên từ con sông, thật đau lòng"- Nguyễn Tiến Huy, 29 tuổi, đã quyết định rủ ba người bạn thân lập nhóm hành động làm sạch những dòng sông, tên gọi "Hà Nội Xanh" vào tháng 11-2022.

Sau hai năm hành động, hãy xem thành tích đáng nể của nhóm: từ 3 thành viên, tới nay là 500 thành viên. Số lượt ra quân là 230 lượt, hơn 100 điểm đen rác trên các dòng sông đã được xử lý. 2.000 tấn rác thải đã được thu gom đưa đi xử lý và tái chế, hơn 10% trong đó là rác thải nhựa.

Kinh hoàng rác nhựa ngập tràn - Kỳ 6: Một bàn tay nhặt rác để thêm ngàn người chung tay - Ảnh 3.

Nhiều bạn trẻ hiện nay đã rất ý thức bảo vệ môi trường - Ảnh: NVCC

Hà Nội Xanh xây dựng hai kênh truyền thông của nhóm là Facebook và TikTok. Nhờ những hình ảnh, clip hành động của nhóm về những buổi làm sạch rác tại các điểm đen, góp phần hồi sinh các dòng sông đã thôi thúc nhiều bạn trẻ cùng hành động.

Dù quỹ hoạt động eo hẹp, các tài trợ chỉ được một phần, còn phần lớn là nhóm trưởng tự đóng góp, nhưng hiệu quả hoạt động rất cao. Bằng sự năng động của sức trẻ, Tiến Huy làm diễn giả để kết nối thành viên ở trung tâm thanh thiếu niên các quận, huyện và trường đại học trên địa bàn Hà Nội. Nhờ đó, không chỉ giúp người trẻ hiểu về môi trường mà còn thôi thúc họ hành động vì môi trường.

Có lần tình nguyện viên tham gia số lượng vượt ngoài dự tính, lên tới 800 người ở sự kiện dọn rác dưới chân cầu Long Biên. Điều này khiến việc điều phối của nhóm trưởng về việc

Cùng nhau chúng ta hãy làm sạch một dòng kênh - Ảnh: NVCC

Nhưng qua sự kiện cho thấy tinh thần hành động của các tình nguyện viên rất lớn, góp phần lan tỏa mọi người cùng hành động, cùng ý thức bảo vệ môi trường sống, không chỉ ở chính bạn trẻ mà gia đình các bạn.

Tiến Huy vui mừng thông báo 80% các điểm mà nhóm Hà Nội Xanh ra quân dọn dẹp không còn tình trạng rác thải quay trở lại. Chỉ có một vài điểm nhóm phải ra quân 3-4 lần, vài điểm khác do rác ở nơi khác đổ về. "Nhận thức về sự nguy hại của rác đối với bà con quanh các dòng sông, kênh mương đã tốt hơn nhưng rác thải nhựa vẫn rất đáng lo ngại", Tiến Huy cho biết.

"Chúng ta được sinh ra trên một mảnh đất màu mỡ, hãy chung tay bảo vệ môi trường để sau này con cháu chúng ta sinh ra không phải sống trên đống rác thải" - Tiến Huy nhấn mạnh đây cũng là slogan hành động của Hà Nội Xanh.

Kinh hoàng rác nhựa ngập tràn - Kỳ 6: Một bàn tay nhặt rác để thêm ngàn người chung tay - Ảnh 5.

Phân loại rác thải đúng cách - Ảnh: NVCC

Tới đây, kế hoạch của Hà Nội Xanh sẽ tiếp tục đặt những phao ngăn rác để vừa thuận tiện cho việc thu gom, vừa ngăn rác trôi nổi khó phát hiện xử lý. Đồng thời, nhóm sẽ làm tặng bà con những giỏ đi chợ mua hàng bằng thân tre để giảm thiểu rác thải nhựa ra môi trường.

Thêm một nhóm làm cho môi trường sống sạch, bớt độc hại nữa mà chúng tôi vô cùng ấn tượng, đó là nhóm Tagom. Điểm khác biệt của nhóm là các bạn trẻ chú ý thu gom rác thải độc hại, khó xử lý nhất như pin, bóng đèn, thủy tinh, nhựa, xốp... sau đó đưa đến nhà máy xử lý chuyên dụng.

Chúng tôi gặp Thùy Linh, một trong hai thành viên sáng lập Tagom và có ấn tượng ngay từ ban đầu. Linh tới quán ăn hay cửa hàng đồ uống nào cũng hỏi nhân viên xem chén cốc mà họ dùng là loại chất liệu gì, nếu là nhựa thì Linh sẽ xin đổi sang đồ sành sứ hoặc thủy tinh. Cô đặc biệt ghi nhớ những hàng quán dùng đồ nhựa một lần, để lần sau không đưa bạn bè tới.

Dù chỉ mới hoạt động từ tháng 6-2022, Tagom đã xây dựng được kênh thu gom rác hiệu quả. Trên trang Facebook của nhóm, những thiết kế quảng cáo về chương trình thu gom rác rất độc đáo giống như những họa sĩ chuyên nghiệp vẽ.

Kinh hoàng rác nhựa ngập tràn - Kỳ 6: Một bàn tay nhặt rác để thêm ngàn người chung tay - Ảnh 6.

Nội dung kêu gọi bảo vệ môi trường, xử lý rác nhựa của nhóm Tagom - Ảnh: NVCC

Ví dụ, để tuyên truyền tác hại của hạt vi nhựa vào cơ thể, tổ thiết kế đồ họa của Tagom đã dựng hai hình chú voọc môi trề với trạng thái đang vô cùng sợ hãi, nói không và tránh xa hạt vi nhựa. Bên cạnh hai chú voọc, số liệu cảnh báo "50.000 hạt vi nhựa xâm nhập vào cơ thể mỗi năm" và bản tóm tắt cách ngăn chặn tác động của hạt vi nhựa gây ngạc nhiên, chú ý.

Bên cạnh tranh minh họa hấp dẫn, Tagom tạo thêm bản tin phân chia những nhóm rác thải và trong mỗi nhóm lại chia nhỏ những loại cụ thể. Như nhóm rác thải nhựa, nhóm kim loại, sành, thủy tinh, để người dân và các bạn trẻ hiểu biết cách gom rác, phân chia rác tại nguồn để mang đến Tagom đổi quà. Quà thường là những sản phẩm tái chế.

"Chúng tôi mong muốn cả xã hội tái chế - thu gom mà đặc biệt là hạn chế sử dụng loại tạo ra rác thải độc hại tới môi trường này mà không phải riêng một nhóm, một vài người hành động", Thùy Linh chia sẻ.

Hiện nay, nhóm Tagom có hơn 10 đối tác là doanh nghiệp, 1.000 thành viên tham gia, trung bình mỗi tháng xử lý hơn 1 tấn rác thải nguy hại. Tinh thần và hành động của Tagom đã cổ vũ, đem tới sự hiểu biết cho các bạn trẻ và gia đình của họ về rác thải nguy hại trong môi trường sống của chính mình.

--------------------------

Một số doanh nghiệp sản xuất, cung ứng sản phẩm xanh thay thế đồ nhựa dùng một lần chia sẻ rằng dù là xu hướng được ủng hộ nhưng họ gặp khó khăn về giá thành, đầu ra... và cần thêm những chính sách linh hoạt hơn.

Kỳ tới: Nỗi niềm doanh nghiệp "xanh"

Kinh hoàng rác nhựa ngập tràn - Kỳ 6: Một bàn tay nhặt rác để thêm ngàn người chung tay - Ảnh 3.Kinh hoàng rác nhựa ngập tràn - Kỳ 5: Người trẻ 'gieo' lối sống xanh

Trong môi trường ngập tràn rác thải, không ít bạn trẻ vẫn kiên trì theo đuổi lối sống bền vững và đi "gieo" mầm xanh bảo vệ môi trường.

Link nội dung: https://businessinvestmentvn.com/kinh-hoang-rac-nhua-ngap-tran-ky-6-mot-ban-tay-nhat-rac-de-them-ngan-nguoi-chung-tay-a208883.html