'Hòn đảo ma' thoắt ẩn thoắt hiện khiến khoa học bối rối

Các vệ tinh của NASA đã ghi lại hình ảnh một 'hòn đảo ma' xuất hiện dường như từ hư không, rồi biến mất không dấu vết.

'Hòn đảo ma' thoắt ẩn thoắt hiện khiến khoa học bối rối - Ảnh 1.

Một "hòn đảo ma" bí ẩn nổi lên trong thời gian ngắn trên biển Caspi, sau đó biến mất - Ảnh: Daily Galaxy

Khối đất bí ẩn này xuất hiện trong thời gian ngắn, gây tò mò và đặt ra nhiều câu hỏi về sự xuất hiện và biến mất đột ngột của nó. 

Hòn đảo xuất hiện ngắn ngủi rồi biến mất

Một phát hiện gần đây của các vệ tinh NASA đã thu hút trí tưởng tượng của các nhà khoa học - một Hai hòn đảo biến mất kỳ lạ, Nhật Bản đang điều traHòn đảo nhiều loại cây cỏ nhất Trái đất

Theo Đài quan sát Trái đất NASA, hòn đảo xuất hiện vào đầu năm 2023, trồi lên từ đáy biển Caspi sau một vụ phun trào núi lửa bùn mạnh mẽ. Hình ảnh vệ tinh ghi lại sự ra đời bất ngờ và sự biến mất nhanh chóng của nó, với khối đất rút đi "như một bóng ma". 

Hòn đảo ma này nhanh chóng trở thành tâm điểm chú ý, không chỉ bởi sự ngắn ngủi của nó mà còn bởi cách nó minh họa rõ nét sự bất ổn địa chất của khu vực.

Núi lửa bùn là những đặc điểm địa chất độc đáo có khả năng phun bùn, khí, và trầm tích qua những vụ nổ dữ dội. Núi lửa bùn Kumani Bank, còn được gọi là Chigil-Deniz, là một trong những ví dụ hoạt động mạnh nhất trong khu vực này.

"Những vụ phun trào mạnh mẽ của núi lửa bùn Kumani Bank đã tạo ra các hòn đảo thoáng qua tương tự nhiều lần kể từ khi được ghi nhận lần đầu tiên vào năm 1861", NASA giải thích. 

Hiện tượng lặp đi lặp lại này làm nổi bật sự tương tác giữa các lực kiến tạo trong khu vực biển Caspi, nơi các dạng địa hình có thể xuất hiện và biến mất chỉ trong vài tháng.

Cung cấp hiểu biết quý giá cho khoa học

NASA phát hiện "hòn đảo ma" thoắt ẩn thoắt hiện - Ảnh 2.

Hình ảnh vệ tinh ghi lại sự ra đời bất ngờ và sự biến mất nhanh chóng của hòn đảo, với khối đất rút đi "như một bóng ma" - Ảnh: Landsat/NASA EO/SWNS

Núi lửa Kumani Bank, nằm cách bờ biển phía đông Azerbaijan khoảng 25km, từng tạo ra các hòn đảo tồn tại ngắn ngủi. Vụ phun trào đầu tiên được ghi nhận vào tháng 5-1861 đã tạo ra một hòn đảo rộng 87 mét và cao 3,5 mét so với mực nước.

"Hòn đảo này đã bị xói mòn hoàn toàn vào đầu năm 1862", NASA thông tin, đồng thời giải thích những khối đất này thường chịu thua trước sức mạnh không ngừng của gió, sóng và xói mòn.

Vụ phun trào năm 2023 cũng theo mô hình tương tự. Hình ảnh vệ tinh từ Landsat 8 và 9 của NASA đã ghi lại vòng đời của hòn đảo, từ lúc hình thành đến xói mòn cuối cùng chỉ trong hai năm.

Đến cuối năm 2024, hòn đảo từng hiện hữu đã biến mất, chỉ để lại một phần nhỏ nổi trên mặt nước. Những "màn biến mất" này không chỉ gây tò mò về địa chất, mà còn cung cấp những hiểu biết quý giá về các lực định hình bề mặt Trái đất.

Khu vực biển Caspi nằm trong một vùng hội tụ kiến tạo độc đáo, nơi các mảng Ả Rập và Á - Âu va chạm. Hoạt động địa chất này đã biến Azerbaijan thành một điểm nóng cho các núi lửa bùn, với hơn 300 núi lửa được xác định trong khu vực, nhiều trong số đó nằm trên đất liền.

"Các nhà địa chất đã ghi nhận hơn 300 núi lửa ở phía đông Azerbaijan và ngoài khơi biển Caspi, với phần lớn nằm trên đất liền", NASA cho biết.

Núi lửa bùn ở khu vực này nổi tiếng với tính khó lường và nguy cơ phun trào dữ dội. Chưa rõ vụ phun trào Kumani Bank năm 2023 mạnh đến mức nào, nhưng NASA nói các vụ phun trào trước đây trong khu vực đã tạo ra những cột lửa cao hàng trăm mét.

Hoạt động này, cùng với sự tích tụ và xói mòn nhanh chóng của trầm tích, khiến hiện tượng các hòn đảo ma vừa là một câu đố khoa học, vừa là một cảnh tượng thú vị.

NASA phát hiện "hòn đảo ma" thoắt ẩn thoắt hiện - Ảnh 3.Nga phát hiện 5 hòn đảo mới ở Bắc Cực nhờ băng tan

TTO - Đoàn thám hiểm hải quân Nga đã phát hiện ra 5 hòn đảo mới có kích thước từ 900 đến 54.500 mét vuông ở Bắc Cực khi biến đổi khí hậu làm băng tan chảy.

Link nội dung: https://businessinvestmentvn.com/hon-dao-ma-thoat-an-thoat-hien-khien-khoa-hoc-boi-roi-a210116.html