Trung Quốc đột phá công nghệ chip, trong 5 năm từ kẻ tay trắng đến người chơi thách thức Mỹ và Hàn Quốc, phá vỡ thế hạn chế của Phương Tây

Trung Quốc đang chiến thắng trong cuộc chiến dài hạn phá vỡ thế độc quyền của Mỹ và Hàn Quốc.

Trung Quốc đột phá công nghệ chip, trong 5 năm từ kẻ tay trắng đến người chơi thách thức Mỹ và Hàn Quốc, phá vỡ thế hạn chế của Phương Tây- Ảnh 1.

Trong 5 năm, bất chấp những hạn chế ngày càng tăng từ Mỹ, thị phần chip nhớ toàn cầu của Trung Quốc đã tăng từ gần bằng 0 lên 5% và con số này có thể tăng gấp đôi trong năm nay, qua đó thách thức các công ty hàng đầu như Samsung Electronics, SK Hynix (Hàn Quốc) hay Micron (Mỹ).

Phần lớn sự tăng trưởng này là nhờ thương hiệu ChangXin Memory Technologies (CXMT) khi hãng đã có thể sản xuất chip nhớ DRAM, thành phần quan trọng trong hầu hết mọi loại thiết bị điện tử. Hiện công ty này đang nỗ lực sản xuất chip nhớ băng thông cao (HBM) cho mảng điện toán trí thông minh nhân tạo (AI).

Việc CXMT sản xuất thành công DRAM, chủ yếu dành cho điện thoại thông minh giá rẻ và tầm trung, đại diện cho chiến thắng của Trung Quốc trong cuộc chiến lâu dài nhằm phá vỡ thế độc quyền của các công ty Hàn Quốc và Mỹ trong lĩnh vực chip nhớ.

Trung Quốc đột phá công nghệ chip, trong 5 năm từ kẻ tay trắng đến người chơi thách thức Mỹ và Hàn Quốc, phá vỡ thế hạn chế của Phương Tây- Ảnh 2.

Đại thắng

Chuyên gia phân tích Ellie Wang của TrendForce cho biết dù Mỹ hạn chế Trung Quốc mua máy sản xuất chip DRAM tiên tiến vào năm 2022 nhưng chính điều này lại củng cố thêm quyết tâm tự chủ của Bắc Kinh.

Chỉ xét riêng về công suất, CXMT có thể sản xuất tương đương khoảng 10% sản lượng chip DRAM toàn cầu trong năm 2024.

Thậm chí chuyên gia Wang còn khẳng định thị phần kết hợp của tất cả các công ty Trung Quốc có thể tăng vọt lên 10% trong năm 2025, cao gấp đôi mức 5% của năm ngoái.

Sản phẩm DRAM được sử dụng rộng rãi trong điện thoại thông minh, máy tính và các thiết bị điện tử tiêu dùng, đồng thời có thể hoán đổi cho nhau nếu đáp ứng được các yêu cầu về hiệu suất mà không phụ thuộc vào các tính năng độc quyền.

Điều này khiến thị trường DRAM trở nên cực kỳ biến động và nhạy cảm với các điều kiện kinh tế cũng như những thay đổi trong cung cầu.

Nói cách khác, sự đột phá của Trung Quốc sẽ làm thay đổi cuộc chơi khi một nguồn hàng giá rẻ, nguồn cung dồi dào sắp được tung ra thị trường.

"Bất kỳ sự gia tăng nguồn cung DRAM nào của những công ty mới tham gia đều có thể gây áp lực lên những công ty hiện tại và ảnh hưởng đến thị trường toàn cầu, ngay cả khi chỉ là một vài phần trăm", chuyên gia phân tích Brady Wang của Counterpoint Research cảnh báo.

Khác với các đối thủ nước ngoài, những nhà cung cấp chip của Trung Quốc có lợi thế rất lớn nhờ thị trường nội địa.

"Các nhà sản xuất thiết bị và thiết bị điện tử Trung Quốc sẽ ưu tiên thị trường địa phương có sẵn. Nếu thị phần toàn cầu của họ vào khoảng 5% đến 10% thì thị phần của họ tại Trung Quốc có thể cao hơn đáng kể", chuyên gia Wang của Counterpoint cho biết.

Tổng giám đốc điều hành của Micron, ông Sanjay Mehrotra thừa nhận sự cạnh tranh của Trung Quốc trong một cuộc họp báo gần đây nhưng nhấn mạnh rằng đối thủ chủ yếu ở "phân khúc thấp hơn của thị trường tiêu dùng, chủ yếu là ở Trung Quốc" nên chưa cần lo lắng.

Trung Quốc đột phá công nghệ chip, trong 5 năm từ kẻ tay trắng đến người chơi thách thức Mỹ và Hàn Quốc, phá vỡ thế hạn chế của Phương Tây- Ảnh 3.

Thị phần chip DRAM (%). Trung Quốc đang phá vỡ sự thống trị thị trường của Mỹ và Hàn Quốc

Theo ông Mehrotra, hãng Micron sẽ chuyển trọng tâm sang các chip DRAM hiệu suất cao hơn và chất lượng cao hơn, chẳng hạn như những chip được sử dụng trong các trung tâm dữ liệu.

Tuy nhiên theo số liệu, khoảng 10% doanh thu của Micron trong năm tài chính 2025 đến từ phân khúc cạnh tranh trực tiếp với các công ty Trung Quốc.

Tương tự, Chủ tịch Lee Pei Ing của Nanya Technology, nhà sản xuất DRAM lớn thứ năm thế giới, cho biết doanh thu của công ty tại Trung Quốc đã giảm kể từ năm ngoái do ảnh hưởng từ động lực "nội địa hóa" của Trung Quốc và sự cạnh tranh từ CXMT.

Về phía Samsung và SK Hymix, các chuyên gia cho rằng những tập đoàn Hàn Quốc này đã nhận ra năng lực của các nhà sản xuất Trung Quốc nhưng không quá lo lắng do họ đang tập trung vào các thị trường sinh lợi hơn.

"Samsung không coi họ là mối đe dọa vì các sản phẩm cũ không kiếm được nhiều tiền. Hiện Samsung đang tập trung vào các sản phẩm có dung lượng cao, bao gồm cả HBM", nguồn tin của tờ Nikkei Asian Review cho hay.

Một lợi thế quan trọng đối với Trung Quốc trong việc phát triển ngành công nghiệp DRAM là thị trường trong nước rộng lớn.

Theo Omdia, các công ty Trung Quốc thống trị thị trường điện thoại thông minh toàn cầu, với thị phần hơn 58,5%.

Dữ liệu từ Trendforce cho thấy các nhà sản xuất tivi Trung Quốc kiểm soát hơn 40% thị trường toàn cầu, trong khi các nhà sản xuất máy tính của nước này nắm giữ khoảng 30%.

Trong một số trường hợp, CXMT có thể cung cấp mức giá thấp hơn từ 20% đến 30% so với các công ty toàn cầu hàng đầu.

"Mức giảm giá này cũng có thể gây áp lực lên các công ty dẫn đầu thị trường", một giám đốc trong ngành nói với Nikkei.

Ngoài mức giá thấp hơn, CXMT còn được lợi thế hỗ trợ từ Bắc Kinh. Thông thường các công ty và cơ quan Trung Quốc có thể nhận được trợ cấp của chính phủ nếu họ mua nhiều chip sản xuất trong nước hơn.

Trung Quốc đột phá công nghệ chip, trong 5 năm từ kẻ tay trắng đến người chơi thách thức Mỹ và Hàn Quốc, phá vỡ thế hạn chế của Phương Tây- Ảnh 4.

Chip DRAM là một trong những thiết bị quan trọng của mảng đồ dùng điện tử

Ăn cắp công nghệ?

Hiện CXMT đã sản xuất thành công LPDDR4 và DDR4, thế hệ DRAM cũ hơn được sử dụng trong điện thoại thông minh, máy tính và máy tính bảng giá rẻ đến tầm trung. Công ty đã bắt đầu cung cấp một lô nhỏ LPDDR5, loại đã được sử dụng trong các điện thoại cao cấp như iPhone và Samsung Galaxy S và Z series từ khoảng năm 2020.

Những tiến bộ trong DRAM trong những năm qua có khả năng mang lại cho Trung Quốc cơ hội để bắt kịp với đối thủ Mỹ và Hàn Quốc.

Tuy nhiên, câu chuyện Trung Quốc "ăn cắp" công nghệ vẫn bị Phương Tây đưa ra mổ xẻ.

Nhiều giám đốc điều hành trong ngành nói với Nikkei rằng thành công của CXMT một phần là nhờ vào nhân tài từ Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan.

Trong một vụ án nổi cộm, các công tố viên Hàn Quốc vào năm 2023 đã ban hành lệnh bắt giữ một cựu nhân viên Samsung vì bị cáo buộc chuyển thông tin liên quan đến DRAM cho CXMT.

Tương tự hãng Inotera Technologies, một nhà sản xuất DRAM của Đài Loan sau đó sáp nhập với Micron vào năm 2016, có hàng trăm nhân viên đã làm việc cho nhiều nhà sản xuất chip của Trung Quốc, bao gồm cả CXMT.

Cựu chủ tịch Yukio Sakamoto quá cố của nhà sản xuất chip DRAM Elpida Memory (Nhật Bản) cũng đã đảm nhiệm các vai trò điều hành quan trọng tại CXMT và SwaySure khi cả hai công ty này mới thành lập.

Ngoài ra, những vấn đề địa chính trị có thể là rào cản. Dù chưa bị đưa vào danh sách đen của Mỹ tính đến tháng 12/2024 nhưng CMXT đã bị Washington chú ý đến.

Xin được nhắc rằng DRAM là một trong những chiến trường đầu tiên trong cuộc đấu tranh công nghệ giữa Mỹ và Trung Quốc.

Nhà sản xuất chip DRAM Trung Quốc JHICC đã đột ngột bị Washington đưa vào danh sách đen vào năm 2018 trước khi họ bắt đầu sản xuất hàng loạt DRAM vì cáo buộc đánh cắp bí mật thương mại của Micron.

Trung Quốc đột phá công nghệ chip, trong 5 năm từ kẻ tay trắng đến người chơi thách thức Mỹ và Hàn Quốc, phá vỡ thế hạn chế của Phương Tây- Ảnh 5.

Chip DRAM được dùng nhiều trong các thiết bị điện tử như tivi

Đáp trả, tập đoàn Micron đã bị chính phủ Trung Quốc thanh tra vào năm 2023 vì cáo buộc có rủi ro bảo mật đối với các sản phẩm bộ nhớ của mình.

Sau đó vài tháng, nhà sản xuất chip bộ nhớ hàng đầu của Mỹ này đã phải công bố rằng họ sẽ đầu tư thêm 4,3 tỷ Nhân dân tệ (590 triệu USD) vào khu phức hợp Tây An của mình.

*Nguồn: Nikkei

Link nội dung: https://businessinvestmentvn.com/trung-quoc-dot-pha-cong-nghe-chip-trong-5-nam-tu-ke-tay-trang-den-nguoi-choi-thach-thuc-my-va-han-quoc-pha-vo-the-han-che-cua-phuong-tay-a210209.html