Năm lịch sử về thiên tai
Ngày 17-1, Tổng cục Khí tượng thủy văn thông tin về đặc điểm tình hình Thanh niên Đông Nam Á cùng trăn trở chủ đề môi trường, thiên tai
Về nắng nóng, khu vực phía Nam và Tây Nguyên vào nửa đầu tháng 3 khả năng bắt đầu nắng nóng. Khu vực Tây Bắc Bắc Bộ, vùng núi phía Tây Bắc Trung Bộ vào khoảng tháng 4 và phía Đông Bắc Bộ, khu vực ven biển Trung Bộ từ khoảng tháng 5 trở đi.
"Nhiều khả năng nắng nóng trong năm 2025 sẽ không gay gắt và kéo dài như năm 2024", ông Lâm thông tin.
Về hoạt động của bão, áp thấp nhiệt đới, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia nhận định mùa bão trên khu vực Biển Đông có khả năng xuất hiện tương đương so với trung bình nhiều năm (khoảng tháng 6).
Số lượng bão, áp thấp nhiệt đới trên khu vực Biển Đông và ảnh hưởng đến đất liền có khả năng ở mức xấp xỉ trung bình nhiều năm (trung bình nhiều năm trên Biển Đông khoảng 11-13 cơn, ảnh hưởng đến đất liền khoảng 5-6 cơn).
Ngoài ra, trong năm 2025 số đợt mưa lớn diện rộng xảy ra trên toàn quốc và ở mức xấp xỉ với trung bình nhiều năm (khoảng 20 đợt).
Các đợt mưa lớn diện rộng có khả năng bắt đầu từ tháng 6 ở Bắc Bộ, sau đó chuyển dần về phía Nam và kết thúc vào khoảng tháng 12 ở các tỉnh Trung Bộ.
Triều cường tại ven biển Đông Nam Bộ dự báo có 6 đợt triều cường cao, vào các ngày 1 đến 6-3, 28-3 đến 3-4, 27-4 đến 3-5, 7 đến 13-10, 4 đến 10-11 và 4 đến 10-12. Trong đó, đợt triều ngày 4 đến 10-11 và 4 đến 10-12, mực nước trạm Vũng Tàu có thể đạt trên 4,3m.
Trong mùa khô đầu năm 2025, xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long ở mức cao hơn trung bình nhiều năm, từ tháng 2 đến tháng 4 xâm nhập mặn tăng cao gây ảnh hưởng đến dân sinh, nông nghiệp tại các địa phương, tuy nhiên tình trạng xâm nhập mặn không nghiêm trọng như mùa khô năm 2015-2016 và 2019-2020.
Link nội dung: https://businessinvestmentvn.com/khi-hau-nam-2024-lich-su-ve-thien-tai-cua-viet-nam-nong-nhat-bao-manh-a210543.html