Cao tốc đắt nhất Việt Nam: Chỉ dài chưa đến 25km, có siêu cầu dây văng 'Made in Vietnam' dài hơn 5km, riêng dây cáp nặng 800 tấn

Cao tốc Hải Phòng - Hạ Long là cao tốc đắt nhất Việt Nam khi chỉ dài chưa đến 25km nhưng tốn hơn 13.400 tỷ đồng, trung bình mỗi km tốn khoảng 557 tỷ đồng.

Dự án cao tốc Hải Phòng - Hạ Long được khởi công năm 2014 và hoàn thành vào năm 2018. Đây là dự án cao tốc đầu tiên mà Chính phủ giao cho địa phương tự đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách và theo hình thức đối tác công tác công tư (PPP).

Cao tốc Hạ Long - Hải Phòng dài 24,6km, rộng 25m được thiết kế 4 làn xe, vận tốc tối đa 100km/h. Cao tốc bao gồm 2 dự án thành phần là cao tốc Hạ Long - cầu Bạch Đằng được đầu tư bằng vốn ngân sách, có tổng vốn 6.416 tỷ đồng, chiều dài 19,3km; cầu Bạch Đằng, đường dẫn và nút giao cuối tuyến dài 5,3km, đầu tư theo hình thức BOT, tổng vốn 7.277 tỷ đồng.

Với chiều dài 24,6km và tổng vốn đầu tư gần 13.700 tỷ đồng, cao tốc Hải Phòng - Hạ Long hiện là tuyến đường cao tốc đắt nhất Việt Nam, trung bình mỗi km tiêu tốn gần 557 tỷ đồng. Con số này cao gấp 4,5 lần chi phí xây dựng cao tốc Nội Bài - Lào Cai (123 tỷ/km), hơn 3 lần so với cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình (159 tỷ/km) và thậm chí cao hơn cả cao tốc Bến Lức - Long Thành (510 tỷ/km).

Tuyến đường này không chỉ góp phần hoàn chỉnh hệ thống cao tốc ven biển ở vùng duyên hải Bắc Bộ mà còn rút ngắn đáng kể khoảng cách và thời gian di chuyển. Quãng đường từ Hà Nội đến Hạ Long giảm từ 180km xuống còn 130km, giúp thời gian đi ô tô giảm từ 3,5 tiếng xuống chỉ còn 1,5 tiếng. Đặc biệt, quãng đường từ Hạ Long đến Hải Phòng cũng được rút ngắn 2/3, từ 75km còn 25km.

Cao tốc đắt nhất Việt Nam: Chỉ dài chưa đến 25km, có siêu cầu dây văng 'Made in Vietnam' dài hơn 5km, riêng dây cáp nặng 800 tấn- Ảnh 1.

Cao tốc Hải Phòng - Hạ Long được chia thành hai dự án thành phần. Phần đầu tiên, với tổng vốn đầu tư hơn 6.400 tỷ đồng từ ngân sách địa phương, là đoạn cao tốc dài 19,3km từ Hạ Long đến cầu Bạch Đằng. Phần còn lại, gần 7.300 tỷ đồng theo hình thức BOT, được dành cho việc xây dựng cầu Bạch Đằng, đường dẫn và nút giao cuối tuyến, với chiều dài tổng cộng 5,4km.

Cầu Bạch Đằng là dự án thành phần lớn nhất của cao tốc Hạ Long - Hải Phòng và cũng là công trình đặc biệt với nhiều yếu tố nổi bật như độ cao của trụ tháp và khối đúc hẫng nặng nhất. 

Đây cũng là công trình cầu dây văng do các kỹ sư của Việt Nam thiết kế, thi công; cũng là một biểu tượng về kỹ thuật xây dựng cầu đường của Việt Nam với thiết kế 3 trụ tháp và 3 chữ H, thể hiện dự kết nối chặt chẽ giữa ba trung tâm kinh tế phía Bắc là Hạ Nội - Hải Phòng - Hạ Long.

Dự án Đường nối TP Hạ Long với cầu Bạch Đằng được đầu tư bằng nguồn ngân sách, với quy mô đầu tư xây dựng mới 19,8 km đường cao tốc theo tiêu chuẩn kỹ thuật đường cao tốc tiêu chuẩn TCVN 5729:2012. Điểm đầu của dự án giao với Quốc lộ 18 tại Km l02+300 (thuộc phường Đại Yên, TP Hạ Long). Điểm cuối dự án tại lý trình Km 19+800 (là điểm đầu dự án thành phần cầu Bạch Đằng, đường dẫn nút giao cuối tuyến).

Cầu Bạch Đằng có 3 trụ tháp, trong đó trụ tháp giữa cao 99,7m, hai trụ tháp bên cao 94,5m. Cầu có 4 nhịp dây văng với tổng khối lượng dây cáp lắp đặt hơn 800 tấn, bao gồm 144 bó cáp với số lượng từ 31 đến 85 sợi cáp mỗi bó. Cầu Bạch Đằng được coi là một trong những cầu dây văng phức tạp nhất, với 4 nhịp dây văng liên tục và chiều cao tháp bị hạn chế, khiến cho góc nghiêng của dây văng rất nhỏ. Điều này đòi hỏi kỹ thuật thi công tinh vi và phức tạp hơn so với các cầu dây văng khác.

Cao tốc đắt nhất Việt Nam: Chỉ dài chưa đến 25km, có siêu cầu dây văng 'Made in Vietnam' dài hơn 5km, riêng dây cáp nặng 800 tấn- Ảnh 2.

Sau hơn 6 năm hoạt động, cao tốc Hải Phòng - Hạ Long đã đóng góp quan trọng vào việc hoàn thiện tuyến nối các vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh).

Thực tế, khi tuyến đường đang được thi công thì nhiều nhà đầu tư lớn đã tìm hiểu cơ hội đầu tư vào các dự án dọc hai bên cao tốc để đến nay đã hình thành được KCN Nam Tiền Phong rộng 487 ha của liên danh các nhà đầu tư quốc tế với hệ thống cảng biển dịch vụ hiện đại, rồi KCN Sông Khoai rộng 714 ha của Tập đoàn AMATA (Thái Lan) được xúc tiến đầu tư, các tập đoàn Vingroup, Sun Group đều đã có kế hoạch đầu tư vào các dự án tại TX Quảng Yên để phát triển đô thị, dịch vụ, cảng biển, du lịch…

Link nội dung: https://businessinvestmentvn.com/cao-toc-dat-nhat-viet-nam-chi-dai-chua-den-25km-co-sieu-cau-day-vang-made-in-vietnam-dai-hon-5km-rieng-day-cap-nang-800-tan-a211549.html