Phản ứng khác nhau của các nước trước chính sách nhập cư cứng rắn của ông Trump

Tổng thống Donald Trump bắt đầu nhiệm kỳ với lệnh trục xuất người nhập cư bất hợp pháp, gây tranh cãi và phản ứng trái chiều từ nhiều quốc gia.

Các nước phản ứng thế nào trước lệnh trục xuất của ông Trump? - Ảnh 1.

Tổng thống Trump ký các sắc lệnh hành pháp ngay sau lễ nhậm chức ngày 20-1 - Ảnh: AFP

Tân Tổng thống Mỹ Donald Trump đã bắt đầu nhiệm kỳ vào ngày 20-1 bằng một loạt sắc lệnh hành pháp sâu rộng về

Các nhân viên Tuần tra biên giới Mỹ chuẩn bị di chuyển những người nhập cư để xử lý ở biên giới Mỹ - Mexico vào ngày 19-1 - Ảnh: AFP

Theo nguồn tin từ Bloomberg, Chính phủ Ấn Độ đang hợp tác với giới chức Mỹ để xác minh những người nhập cư Ấn Độ không có giấy tờ nhằm thể hiện thiện chí hợp tác với chính quyền ông Trump, đồng thời bảo vệ các thị thực nhập cư hợp pháp cho công dân Ấn Độ.

Theo Trung tâm nghiên cứu Pew, ước tính có khoảng 725.000 người nhập cư Ấn Độ không có giấy tờ hiện sinh sống tại Mỹ.

Chính phủ Ấn Độ không xác nhận con số người bị trục xuất, nhưng cho biết họ đang làm việc chặt chẽ với Mỹ để giải quyết vấn đề nhập cư trái phép.

Ông Randhir Jaiswal, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Ấn Độ, cho biết: "Trong khuôn khổ hợp tác giữa Ấn Độ và Mỹ về di cư, cả hai quốc gia đều tham gia vào quá trình nhằm ngăn chặn di cư trái phép. Điều này đang được thực hiện để tạo thêm cơ hội cho người dân di cư hợp pháp từ Ấn Độ sang Mỹ".

Ông Jaiswal nhấn mạnh rằng quá trình này đã bắt đầu, chỉ ra một chuyến bay hồi hương vào tháng 10 đã đưa hơn 100 người Ấn Độ không có giấy tờ từ Mỹ về, và cho biết hơn 1.000 người đã được đưa về trong năm qua.

Bên cạnh Ấn Độ, Guatemala - quốc gia ở Trung Mỹ - cũng bày tỏ thiện chí sẵn sàng hợp tác với Mỹ trong việc tiếp nhận công dân bị trục xuất.

Chính phủ Guatemala đã phát đi tín hiệu hỗ trợ kế hoạch của ông Trump và sẵn sàng nhận công dân từ các quốc gia khác, kể cả từ những nước không chịu hợp tác.

"Miễn cưỡng" chấp nhận

Các nước phản ứng thế nào trước lệnh trục xuất của ông Trump? - Ảnh 3.

Những người di cư nghỉ ngơi trên một sân thể thao ở Mexico trước khi tiếp tục di chuyển tới biên giới phía bắc nước Mỹ vào ngày 21-1 - Ảnh: REUTERS

Phản hồi về loạt sắc lệnh của Tổng thống Trump, từ nhập cư, an ninh đến thuế quan, Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum lưu ý rằng nhiều chính sách trong đó tương tự với các biện pháp ông Trump thực hiện trong nhiệm kỳ đầu, bao gồm chính sách "Remain in Mexico" (Ở lại Mexico) và tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia ở biên giới tây nam.

Tuy không ủng hộ chính sách gây tranh cãi "Remain in Mexico" của ông Trump, bà Sheinbaum cho biết Mexico sẽ chấp nhận cho những người xin tị nạn không phải công dân Mỹ quay lại nước này như một hành động "nhân đạo". Đồng thời, Mexico sẽ hợp tác để đưa những người này hồi hương về quê nhà ở Trung Mỹ hoặc các nơi khác, báo Los Angeles Times ngày 22-1 đưa tin.

"Đây không phải điều gì mới", bà nói và nhấn mạnh rằng sự quen thuộc với các chính sách này sẽ giúp Mexico dễ dàng đối phó hơn.

Mexico công bố kế hoạch đón công dân bị Mỹ trục xuất

Bà Sheinbaum cam kết hỗ trợ pháp lý, tài chính và hậu cần cho người dân Mexico tại Mỹ nếu họ bị ảnh hưởng bởi kế hoạch trục xuất hàng loạt của ông Trump. 

Những người bị buộc hồi hương sẽ nhận được sự giúp đỡ để ổn định cuộc sống tại quê nhà.

Phản ứng khác nhau của các nước trước chính sách nhập cư cứng rắn của ông Trump - Ảnh 4.

Hình ảnh đoàn người di cư lũ lượt đổ về biên giới Mỹ được ghi nhận vào ngày 21-1 - Ảnh: REUTERS

Kịch liệt phản đối

Honduras, quốc gia nằm ở trung tâm khu vực Trung Mỹ, đã có phản ứng mạnh mẽ trước kế hoạch trục xuất hàng loạt của Tổng thống Donald Trump.

Trong bài phát biểu đầu năm mới, Tổng thống Honduras Xiomara Castro đã bày tỏ mối lo ngại về các hậu quả không cần thiết đối với cộng đồng người Honduras tại Mỹ. Bà nhấn mạnh rằng nếu Mỹ tiếp tục theo đuổi chính sách trục xuất, Honduras có thể phải xem xét lại mối quan hệ hợp tác với Mỹ, đặc biệt trong lĩnh vực quân sự.

Theo dữ liệu từ Cơ quan Thực thi di trú và hải quan Mỹ (ICE), hiện có ít nhất 261.000 người Honduras đang chờ bị trục xuất khỏi Mỹ, khiến họ trở thành nhóm người chờ trục xuất lớn nhất, vượt qua Guatemala, El Salvador và Mexico.

Để thực hiện trục xuất, Mỹ cần sự hợp tác của các quốc gia liên quan, nhưng mỗi quốc gia đều có quyền từ chối tiếp nhận người bị trục xuất.

Điều này đã tạo nên một hệ thống ngoại giao phức tạp, nơi mỗi quốc gia có thể dùng quyền từ chối để gây áp lực hoặc đàm phán về các vấn đề khác, như chính trị hay kinh tế, để đạt được lợi ích hoặc nhượng bộ từ phía Mỹ.

Các nước phản ứng thế nào trước lệnh trục xuất của ông Trump? - Ảnh 5.Ông Trump sẽ trục xuất người nhập cư lậu ngay sau khi nhậm chức

Ngay sau nhậm chức, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ bắt đầu chiến dịch truy quét người nhập cư bất hợp pháp quy mô lớn, khởi đầu từ Chicago và dự kiến kéo dài cả tuần.

Link nội dung: https://businessinvestmentvn.com/phan-ung-khac-nhau-cua-cac-nuoc-truoc-chinh-sach-nhap-cu-cung-ran-cua-ong-trump-a211671.html