Đề xuất Quốc hội loạt cơ chế đặc thù, đặc biệt phát triển đường sắt đô thị ở TP.HCM

Dự thảo nghị quyết trình Quốc hội đề xuất thí điểm nhiều cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt phát triển đường sắt đô thị ở TP.HCM.

Đề xuất loạt cơ chế đặc thù, đặc biệt riêng để TP.HCM phát triển đường sắt đô thị - Ảnh 1.

Metro số 1 - TP.HCM đã đi vào hoạt động, người dân có thêm sự lựa chọn đi lại - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Bộ Tư pháp đang thẩm định dự thảo nghị quyết của Quốc hội thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt phát triển hệ thống mạng lưới Đề xuất loạt cơ chế đặc thù, đặc biệt để TP.HCM phát triển đường sắt đô thị - Ảnh 2.Metro số 1 ngày đầu thu tiền: Lượng khách đông hơn dự kiếnĐỌC NGAY

Đối với khu vực đã có quy hoạch chung hoặc quy hoạch phân khu, quy hoạch xây dựng vùng huyện được phê duyệt theo quy định của pháp luật về quy hoạch, xây dựng, quy hoạch đô thị sẽ không phải lập quy hoạch sử dụng đất cấp huyện.

Nội dung này sẽ căn cứ vào quy hoạch chung hoặc quy hoạch phân khu, quy hoạch xây dựng vùng huyện và chỉ tiêu sử dụng đất đã được phân bổ từ quy hoạch chung và các chỉ tiêu sử dụng đất của địa phương để lập kế hoạch sử dụng đất hằng năm cấp huyện.

Việc lập, quyết định, quản lý quy hoạch hệ thống đường sắt đô thị và khu vực TOD được áp dụng các quy định:

Trên cơ sở quy hoạch TP và quy hoạch chung, UBND TP được điều chỉnh chức năng sử dụng các khu đất trong khu vực TOD để khai thác quỹ đất và giá trị tăng thêm từ đất, phát triển các tuyến đường sắt đô thị, phát triển đô thị trong khu vực TOD.

Trong khu vực TOD, UBND TP được quyết định áp dụng các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, các yêu cầu về không gian và sử dụng đất khác với quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng, bảo đảm phù hợp với quy hoạch chung.

Với khu vực đã có quy hoạch phân khu hoặc tương đương đã được phê duyệt nhưng khi lập phương án tuyến đường sắt đô thị hoặc khi lập quy hoạch khu vực TOD, cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ lập phương án tuyến, quy hoạch có đề xuất mới, khác nội dung quy hoạch đã được phê duyệt thì trình UBND TP xem xét, quyết định.

Quyết định phê duyệt phương án tuyến đường sắt đô thị hoặc quy hoạch chi tiết khu vực TOD có giá trị thay thế cho phần nội dung điều chỉnh cục bộ quy hoạch khu vực liên quan trong quy hoạch phân khu hoặc tương đương đã được phê duyệt và không phải làm thủ tục điều chỉnh cục bộ đồ án quy hoạch đã được phê duyệt trước đó.

Trong khu vực TOD, TP được thu và sử dụng 100% tiền thu đối với các khoản thu sau đây để phát triển hệ thống đường sắt đô thị, hệ thống giao thông công cộng, hạ tầng kỹ thuật kết nối với hệ thống vận tải hành khách công cộng.

Bao gồm tiền thu với diện tích sàn xây dựng tăng thêm của dự án xây dựng công trình dân dụng do việc tăng hệ số sử dụng đất và các chỉ tiêu quy hoạch khác của khu vực TOD. Tiền thu từ việc khai thác giá trị tăng thêm từ đất trong khu vực TOD. Phí cải thiện hạ tầng.

Theo dự thảo, HĐND TP quy định chi tiết việc quản lý, vận hành, khai thác đường sắt đô thị và khu vực TOD; phương pháp xác định mức thu, thẩm quyền, trình tự, thủ tục thực hiện việc thu tiền đối với các khoản thu quy định trên, bảo đảm không trùng thu với các loại thuế, phí khác.

Đề xuất UBND TP được vay với tổng dư nợ vay không quá 120% số thu ngân sách được hưởng

Dự thảo đề xuất UBND TP được vay thông qua phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, vay từ các tổ chức tài chính trong nước, các tổ chức khác trong nước và từ nguồn vay nước ngoài của Chính phủ vay về cho TP vay lại và các hình thức huy động vốn hợp pháp khác.

Tổng mức vay và bội chi ngân sách TP hằng năm được Quốc hội quyết định trên cơ sở đảm bảo đủ nhu cầu nguồn vốn vay trong năm của TP.

Tổng mức dư nợ vay không vượt quá 120% số thu ngân sách TP được hưởng theo phân cấp, trường hợp vượt quá 120% thì Quốc hội xem xét, điều chỉnh tăng mức dư nợ vay phù hợp theo nhu cầu thực tế của TP.

Hằng năm, trong quá trình chấp hành ngân sách, HĐND TP được chủ động quyết định cụ thể nguồn vay trong nước và nguồn vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ bảo đảm trong tổng mức vay và bội chi ngân sách TP đã được Quốc hội quyết định, Thủ tướng giao.

UBND TP được quyết định lựa chọn áp dụng quy chuẩn, tiêu chuẩn cho các tuyến đường sắt đô thị của thành phố.

UBND TP được phép tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư dự án có sử dụng đất để chỉnh trang phát triển đô thị theo định hướng phát triển giao thông công cộng (TOD) theo đồ án thiết kế đô thị riêng, đồ án quy hoạch đô thị vùng phụ cận các nhà ga thuộc tuyến đường sắt đô thị được cấp thẩm quyền phê duyệt.

UBND TP chủ trì, thực hiện việc phân cấp để tổ chức thẩm định và phê duyệt báo cáo thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Cấp giấy phép môi trường trước khi dự án đường sắt đô thị, dự án đường sắt đô thị theo mô hình TOD vận hành thử nghiệm (nếu dự án thuộc đối tượng thực hiện thủ tục cấp giấy phép môi trường), đăng ký môi trường (nếu dự án không thuộc đối tượng cấp giấy phép môi trường).

Đề xuất loạt cơ chế đặc thù, đặc biệt riêng để TP.HCM phát triển đường sắt đô thị - Ảnh 2.Trình Quốc hội cơ chế đặc thù đường sắt đô thị Hà Nội và TP.HCM vào tháng 2

Chiều 20-1, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp về tình hình triển khai đề án phát triển mạng lưới đường sắt đô thị TP Hà Nội, TP.HCM.

Link nội dung: https://businessinvestmentvn.com/de-xuat-quoc-hoi-loat-co-che-dac-thu-dac-biet-phat-trien-duong-sat-do-thi-o-tphcm-a212430.html