Phải nghĩ đến hậu 'chặt chém'

Bàn về những vụ "chặt chém", nhiều người kinh doanh nói rằng thời buổi này chẳng ai dại gì làm điều "thất đức" ấy. Cứ nhìn hậu "chặt chém" là tởn rồi.

Phải nghĩ đến hậu 'chặt chém' - Ảnh 1.

Quán ăn ở Nha Trang bị tố 'chặt chém' du khách Trung Quốc (ảnh chụp tối 4-2) - Ảnh: NGUYỄN HOÀNG

Nhẹ thì phải xin lỗi hoàn tiền, cao hơn thì bị phạt, trân mình chịu búa rìu dư luận. Nhưng cả hai trường hợp này cũng khó còn đường làm ăn vì chén nước đã đổ, dù chủ quán có chân thành khắc phục đến mấy, thực khách ngại bước vào quán có "tiền án Khách du lịch Trung Quốc nhiều lần bất bình với quán ăn bị tố 'chặt chém' ở Nha TrangĐoàn kiểm tra đến làm việc quán ăn ở Nha Trang bị tố 'chặt chém', không gặp được chủ quán

Khi vụ việc rộ lên, nhiều người lại hỏi: Các cơ quan chức năng địa phương làm gì mà để căn bệnh "chặt chém" cứ tái phát theo chu kỳ vào mỗi đầu xuân như vậy?

Hỏi thế là bởi người dân thấy đa số cơ quan chức năng địa phương chỉ chạy theo giải quyết sau khi vụ việc vỡ lở mà chưa có kịch bản, biện pháp ngăn chặn hữu hiệu.

Chủ yếu là giải quyết "hậu quả": tạm đình chỉ hoạt động quán ăn, lập đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra tất tần tật các khâu của cơ sở kinh doanh rồi xử phạt.

Nhưng thường chỉ phạt được các lỗi: niêm yết đơn giá không rõ ràng, vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm, bảng hiệu sai quy định, vi phạm trong sử dụng lao động… chứ không xử được hành vi "chặt chém" vì không đủ cơ sở.

Thế nên, căn bệnh "chặt chém" này có dịp là tái diễn. Cách quản lý này còn mang tính thụ động. "Chặt chém" là hành vi xấu, vì thế cần phải chủ động ngăn chặn như nhân rộng việc giám sát "chặt chém" cho cộng đồng.

Đặc biệt, việc phối hợp giữa chính quyền địa phương, ngành du lịch với các hội nhóm như hội ẩm thực, hội nhà hàng, hội kinh doanh lưu trú, nhóm vận tải du lịch…

Các hội nhóm vận động thành viên cùng giám sát lẫn nhau, nhận diện địa chỉ có dấu hiệu "chặt chém" để ngăn chặn từ trong trứng nước.

Có vậy mới giữ được uy tín hội nhóm kinh doanh ở địa phương mình, không để "con sâu làm rầu nồi canh". Hội nhóm sẽ góp phần loại bỏ những người làm ăn chụp giựt.

Cùng với giám sát, đã đến lúc các cơ quan chức năng địa phương cần chuyển đổi số để giám sát "chặt chém". Mã QR, camera và các công nghệ khác cần được nghiên cứu sử dụng thích hợp.

Một số nước đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số vào việc giám sát các dịch vụ du lịch. Ở Úc, mã QR được dán lên các taxi bắt buộc để giám sát việc thanh toán không bị nâng giá, với phương châm "chính phủ không có mặt trên mọi chiếc taxi, nhưng mã QR thì có thể".

Đồng thời, đi đôi với giám sát hiệu quả, cần xử lý mạnh tay hơn với nạn "chặt chém".Thậm chí đó là "khung phạt 168" cho lĩnh vực du lịch, trong đó trọng tâm trị bệnh "chặt chém".

Cùng với xử phạt hành chính, các cơ quan chức năng địa phương cần nỗ lực điều tra để xử lý hình sự những vụ "chặt chém" điển hình với tội "dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản". Vì có nghiêm trị thì căn bệnh "chặt chém" mới không bị lờn thuốc.

Trong khi chờ pháp luật mạnh tay hơn, những người kinh doanh có suy nghĩ "lấy tiền người khác" cần nghĩ tới "hậu chặt chém".

Như nhiều người kinh doanh đã đúc kết, thời buổi mạng, việc "chặt chém" người tiêu dùng chỉ có nước rước họa vào thân, chẳng được gì mà mất tất cả.

Phải nghĩ đến hậu 'chặt chém' - Ảnh 2.Vụ quán ăn ở Nha Trang bị tố 'chặt chém' du khách Trung Quốc: Chủ quán có lời giải thích

Chủ quán ăn ở Nha Trang bị tố 'chặt chém' du khách Trung Quốc 'chia sẻ' về hóa đơn có món rau muống xào 500.000 đồng và cà tím mỡ hành giá 1.890.000 đồng/phần...

Link nội dung: https://businessinvestmentvn.com/phai-nghi-den-hau-chat-chem-a214474.html