Đất hiếm của Ukraine: Lá bài mặc cả mới

Tổng thống Mỹ Donald Trump đang 'thay đổi cuộc chơi' khi gợi ý Kiev có thể dùng đất hiếm để đổi lấy viện trợ từ Mỹ.

Đất hiếm của Ukraine: lá bài mặc cả mới - Ảnh 1.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky gặp ông Donald Trump - lúc đó đang là ứng viên tổng thống của Đảng Cộng hòa - tại thành phố New York (Mỹ) vào ngày 27-9-2024 - Ảnh: Reuters

Động thái này không chỉ định hình lại chiến lược đối phó với Nga mà còn làm dấy lên những tranh luận về lợi ích thực sự của Mỹ trong cuộc xung đột tại Ukraine.

Cho tới nay, tân Tổng thống Mỹ Donald Trump vẫn chưa thực hiện được lời hứa "kết thúc cuộc chiến Ukraine trong vòng 24 giờ" mà ông nói hồi còn tranh cử, nhưng cuộc mặc cả có vẻ đã bắt đầu với một yếu tố mới được nhấn mạnh trong khoảng hai tuần lễ trở lại đây: nguồn tài nguyên Đất hiếm của Ukraine: Lá bài mặc cả mới - Ảnh 2.Đặc phái viên của ông Trump lần đầu gặp đại sứ Ukraine tại MỹĐỌC NGAY

Về kinh tế, Nga đang đối mặt với viễn cảnh u ám khi các biện pháp trừng phạt siết chặt hơn. Mỹ cũng có thể gia tăng viện trợ quân sự cho Ukraine, đồng thời củng cố liên minh với châu Âu nhằm cô lập Matxcơva. 

"Về cơ bản, cuộc chiến tranh kéo dài không gây thiệt hại gì nhiều cho ông Trump. Kinh tế Mỹ không bị tổn thất. Sinh mạng Mỹ cũng không mất mát gì", theo lời ông Ash, chưa kể một phần lớn viện trợ quân sự của Mỹ cho Ukraine thực ra đã chảy trở lại chính nền công nghiệp quốc phòng nước này.

Nhận thức được thực tế này, Ukraine thời gian gần đây đã đẩy mạnh việc quảng bá nguồn tài nguyên phong phú của mình. Từ titanium, than chì cho đến lithium và uranium - những khoáng sản này có thể giúp Mỹ vượt xa Trung Quốc trong cuộc cạnh tranh tài nguyên. 

Điều này càng có ý nghĩa trong bối cảnh chính quyền Mỹ mới đang có những động thái nghiêm túc nhằm kiểm soát Greenland - hòn đảo khổng lồ cực kỳ giàu tài nguyên thuộc Đan Mạch.

Ukraine hiện sở hữu 22/50 nguyên tố khoáng sản thiết yếu theo danh sách của Mỹ (và 25/34 trong danh sách tương tự của Liên minh châu Âu). Đất đai Ukraine đặc biệt giàu có than chì, lithium, titanium, beryllium và uranium - tất cả đều quan trọng trong sản xuất pin điện, radar và các hệ thống điện tử then chốt trong nhiều ngành dân dụng lẫn quân dụng.

Ngày 3-2, ông Trump đã đáp lại tín hiệu này bằng tuyên bố rằng ông muốn Ukraine đảm bảo nguồn cung đất hiếm và khoáng sản để đổi lấy viện trợ quân sự. Phát biểu này gây tranh cãi dữ dội. Thủ tướng Đức Olaf Scholz lên án cách tiếp cận của ông Trump, gọi đây là hành động trục lợi đáng chỉ trích. Tuy nhiên, chính quyền Ukraine dường như hiểu rõ họ cần làm gì để duy trì sự ủng hộ từ Mỹ.

Nguy cơ mất tài nguyên vào tay Nga

Điểm đáng lo ngại là phần lớn tài nguyên của Ukraine lại tập trung ở miền đông và nam - khu vực chiến sự ác liệt nhất. Một số vùng giàu tài nguyên nhất, như Dnipropetrovsk, đang bị đe dọa nghiêm trọng khi quân đội Nga siết chặt vòng vây quanh Pokrovsk. Nếu Mỹ muốn đảm bảo nguồn cung đất hiếm, ông Trump sẽ phải tìm cách giúp Ukraine giữ vững những vùng lãnh thổ này.

Ngay sau khi lên nắm quyền, ông Trump đã phát tín hiệu về các lệnh trừng phạt mới với Nga. Ngày 22-1, ông tuyên bố trên mạng xã hội Truth Social: "Nếu không đạt được thỏa thuận (với Nga), tôi không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tăng thuế, thuế quan và các lệnh trừng phạt với tất cả những gì Nga bán ở Mỹ và các nước có tham gia (lệnh trừng phạt)".

Theo ước tính từ Trung tâm Năng lượng toàn cầu (Đại học Columbia), các biện pháp này có thể khiến Nga giảm xuất khẩu dầu từ 500.000 đến 1 triệu thùng/ngày.

Từ phía Nga, Thứ trưởng Ngoại giao Sergei Ryabkov nói trên đài RT rằng Mỹ cần nỗ lực bình thường hóa quan hệ trên cơ sở "bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau". Ông Ryabkov cũng khẳng định Matxcơva không có nhu cầu "đi tới một thỏa thuận với Nhà Trắng bằng mọi giá". 

Trong khi đó, Đại sứ Nga tại Anh Andrei Kelin tiết lộ với Hãng tin RIA rằng các tiếp xúc giữa Điện Kremlin và Nhà Trắng hiện vẫn chỉ dừng ở mức "hết sức sơ khởi", chủ yếu để "đánh giá lập trường, xác định khuôn khổ xem điều gì là khả dĩ".

Đất hiếm - nhân tố định đoạt chiến lược?

Nhìn chung, đất hiếm đang trở thành nhân tố quan trọng trong cuộc chơi chiến lược Mỹ - Ukraine - Nga. Kiev đang tận dụng nguồn tài nguyên này để đảm bảo dòng viện trợ từ Mỹ, trong khi ông Trump có thể biến nó thành con bài mặc cả với Matxcơva.

Tuy nhiên, câu hỏi lớn đặt ra là: Liệu Washington có thực sự cam kết bảo vệ Ukraine để đổi lấy đất hiếm? Hay cuối cùng đây vẫn chỉ là một "lời hứa có điều kiện" từ chính quyền Trump?

Đất hiếm của Ukraine: lá bài mặc cả mới - Ảnh 2.Ông Trump muốn Ukraine 'trả phí' bằng đất hiếm

Ngày 3-2, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố ông muốn Ukraine cung cấp đất hiếm cho Mỹ, xem đây là hình thức "trả phí" cho việc Mỹ viện trợ Kiev trong cuộc chiến Nga - Ukraine.

Link nội dung: https://businessinvestmentvn.com/dat-hiem-cua-ukraine-la-bai-mac-ca-moi-a214728.html