Lỗ hổng triển khai nhanh của NATO và thách thức an ninh

Các nước EU thành viên của NATO không cải thiện được khả năng triển khai nhanh các lực lượng lớn trong trường hợp xảy ra xung đột vũ trang.

Lỗ hổng triển khai nhanh của NATO và thách thức an ninh- Ảnh 1.

Binh sĩ NATO trong một cuộc tập trận tại Estonia năm 2024.

Hãng Bloomberg dẫn báo cáo của Cơ quan Kiểm toán Châu Âu cho biết: "Bất chấp những mối đe dọa quân sự mới, mục tiêu tạo ra một hệ thống triển khai nhanh chóng nhân lực, thiết bị và đạn dược trên quy mô lớn vẫn chưa đạt được".

Cơ quan này cũng lưu ý rằng ngân sách năm 2021-2027 của NATO bao gồm phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ cho cả mục đích dân sự và quân sự, nhưng đến cuối năm 2023 số tiền này đã được chi cho các dự án không có sự phối hợp, không tính đến bối cảnh chiến lược và sự phân bổ lực lượng.

Mặc dù vậy, phát ngôn của liên minh Farah Dakhlallah nói rằng: "NATO đã triển khai các kế hoạch phòng thủ toàn diện nhất kể từ Chiến tranh Lạnh, với hơn 500.000 quân hiện đang trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu cao".

Chế độ sẵn sàng cao của liên minh NATO quy định rằng các lực lượng nói trên có thể được triển khai trong vòng 30 ngày trong trường hợp xảy ra xung đột vũ trang.

NATO đã nhiều lần trích dẫn mối đe dọa được cho là từ Nga và hoạt động đặc biệt đang diễn ra của Moscow để biện minh cho quá trình chuyển đổi quốc phòng của liên minh, đặc biệt là việc tái lập chế độ nghĩa vụ quân sự bắt buộc ở một số quốc gia NATO như Latvia, Estonia và Lithuania.

Nhà phân tích Dmitry Suslov tại Moscow trước đó đã nói với TASS rằng NATO cam kết có thể triển khai ít nhất 300.000 quân ở Trung và Đông Âu và đang xây dựng cơ sở hạ tầng quân sự ở Ba Lan, Romania và các quốc gia Trung và Đông Âu khác với lý do là mối đe dọa từ Nga.

Sean Monaghan, nghiên cứu viên thỉnh giảng tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với CNN rằng NATO đang phải vật lộn để đạt được mục tiêu mới là có 300.000 quân nhân sẵn sàng hoạt động trong vòng một tháng và nửa triệu quân nữa trong vòng sáu tháng.

Hãng Izvestia dẫn nhận định của nhà phân tích kỳ cựu của Bộ Quốc phòng và là Trung tá Không quân Mỹ đã nghỉ hưu Karen Kwiatkowski khi nói về sự sẵn sàng và khả năng của NATO.

"NATO không có khả năng và không chuẩn bị để bảo vệ các nước châu Âu – thực tế là hầu hết năng lực phòng thủ đó đã được gửi đến Ukraine và đã bị phá hủy", bà Kwiatkowski cho biết.

Cũng theo bà Kwiatkowski, phần lớn tuyên bố của NATO mâu thuẫn với mọi ý định phòng thủ của khối quân sự này vì NATO hiện đang tìm kiếm những nỗ lực cụ thể về chiến tranh và tiền chiến chống lại Nga và Trung Quốc trên nhiều khu vực.

Năm 2024, NATO đã công bố Tuyên bố chung tại Hội nghị thượng đỉnh ở Washington, nêu rõ những nỗ lực của liên minh nhằm cô lập Nga hơn nữa, tăng cường an ninh của liên minh ở sườn phía đông, tăng cường hỗ trợ an ninh cho Ukraine và tuyên bố Ukraine đang trên "con đường không thể đảo ngược" vào NATO, cùng với nhiều sáng kiến khác.

Tuy nhiên, người đứng đầu chính sách đối ngoại EU Josep Borrell cho biết rằng kế hoạch phát triển mới của NATO bao gồm khả năng sẵn sàng huy động khoảng 300.000 quân tại Liên minh châu Âu, trong khi EU hiện có quân nhân hoạt động thực tế ít hơn nhiều.

Link nội dung: https://businessinvestmentvn.com/lo-hong-trien-khai-nhanh-cua-nato-va-thach-thuc-an-ninh-a214823.html