Quốc lộ 13 là một trong các dự án BOT đường hiện hữu được TP.HCM chú trọng triển khai - Ảnh: CHÂU TUẤN
Ngày 10-2, Sở Giao thông vận tải TP.HCM cho biết báo cáo tiền khả thi của 4 dự án
Những cửa ngõ được đề xuất ưu tiên nâng cấp, mở rộng hiện đã quá tải, kẹt xe thường xuyên - Ảnh: CHÂU TUẤN
Dự án nâng cấp mở rộng quốc lộ 1 (từ đường Kinh Dương Vương đến ranh tỉnh Long An), quận Bình Tân và huyện Bình Chánh: Tổng mức đầu tư hơn 16.270 tỉ đồng (đã bao gồm lãi vay). Trong đó, vốn ngân sách TP khoảng 9.611 tỉ đồng (59%) và vốn huy động nhà đầu tư khoảng 6.659 tỉ đồng (41%)
Dự án được đầu tư và làm trong giai đoạn 2025-2028, thời gian thu phí khoảng 21 năm 10 tháng.
Cuối cùng là dự án nâng cấp trục đường Bắc - Nam (từ đường Nguyễn Văn Linh đến cao tốc Bến Lức - Long Thành), quận 7 và huyện Nhà Bè: Tổng mức đầu tư 9.894 tỉ đồng. Vốn ngân sách là 4.679 tỉ đồng (47%), vốn nhà đầu tư 5.214 tỉ đồng (53%).
Thời gian đầu tư dự án giai đoạn 2025-2028, thời gian thu phí dự kiến trong khoảng 22 năm 1 tháng.
Lợi thế đầu tư theo hợp đồng BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao)
Theo Sở Giao thông vận tải TP.HCM, 4 dự án nêu trên đều có quy mô đầu tư lớn. Trong giai đoạn hiện nay, nguồn vốn ngân sách thành phố còn khó khăn, việc đầu tư dự án theo phương thức đối tác công tư, loại hợp đồng BOT là phù hợp nhất.
Phương thức đối tác công tư có hỗ trợ một phần từ ngân sách nhà nước sẽ giảm gánh nặng từ nguồn vốn đầu tư công trong điều kiện còn khó khăn và tranh thủ được nguồn lực tài chính từ nhà đầu tư. Sau thời gian thu hồi vốn, dự án sẽ được chuyển giao cho nhà nước.
Đồng thời, tận dụng được thế mạnh về công nghệ và kinh nghiệm quản lý từ khối tư nhân. Trường hợp áp dụng hình thức đầu tư công sẽ khó có thể cân đối đủ nguồn lực nhà nước…
Link nội dung: https://businessinvestmentvn.com/hoan-tat-bao-cao-tien-kha-thi-4-du-an-bot-cua-ngo-tphcm-tu-co-che-nghi-quyet-98-a215506.html