Cửa ngõ TP.HCM từ Hàng Xanh đến Bình Triệu: Chờ cú hích TOD chỉnh trang đô thị

Mô hình TOD (đô thị gắn kết giao thông công cộng) được đề xuất phát triển để giảm kẹt xe và cải thiện chất lượng sống khu vực từ ngã tư Hàng Xanh đến cầu Bình Triệu - nơi kẹt xe, ngập nước, hạ tầng quá tải nhiều năm qua.

Cửa ngõ TP.HCM từ Hàng Xanh đến Bình Triệu: Chờ cú hích TOD chỉnh trang đô thị - Ảnh 1.

Khu vực từ ngã tư Hàng Xanh đến cầu Bình Triệu - cửa ngõ quan trọng của TP.HCM, đề xuất phát triển theo mô hình TOD - Ảnh: CHÂU TUẤN

Phương án phát triển TOD khu vực Hàng Xanh đến chân cầu Bình Triệu cũng được sự quan tâm của đông đảo người dân thành phố.

Hạ tầng đang "oằn mình"?

Liên quan đến đề xuất phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD) khu vực Hàng Xanh mới đây, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi ghi nhận, đánh giá cao ý tưởng của doanh nghiệp báo cáo đề xuất là Công ty cổ phần Đầu tư Cửa ngõ TP.HCM từ Hàng Xanh đến Bình Triệu: Chờ cú hích TOD chỉnh trang đô thị - Ảnh 2.

Ngã tư Hàng Xanh là một trong những điểm nóng về ùn tắc giao thông tại TP.HCM, đặc biệt vào giờ cao điểm - Ảnh: LÊ PHAN

Thời điểm vàng để TP chỉnh trang đô thị

Khu vực Hàng Xanh - Bình Triệu có nhiều yếu tố thuận lợi để áp dụng TOD. Là cửa ngõ quan trọng kết nối với trung tâm qua tuyến Xô Viết Nghệ Tĩnh và Đinh Bộ Lĩnh ra đường Điện Biên Phủ, liên thông với tỉnh Bình Dương và khu vực Tây Nguyên qua quốc lộ 13. 

Đồng thời theo quy hoạch sẽ có tuyến metro số 3A và metro số 5 cùng với một số tuyến giao thông công cộng khác đi qua khu vực này.

Bên cạnh đó, quỹ đất của khu vực này cũng có tiềm năng phát triển TOD. Khu vực quanh bến xe Miền Đông hiện hữu có nhiều tuyến xe khách liên tỉnh và xe buýt kết nối, gần đó là ga Bình Triệu. 

Hướng Hàng Xanh và đường Điện Biên Phủ có chung cư, những trường đại học gắn với giao thông công cộng xe buýt và metro.

Theo KTS Khương Văn Mười, khu vực từ Hàng Xanh đến cầu Bình Triệu là điểm nóng ùn tắc lâu năm với mật độ giao thông dày đặc và nhà cửa san sát. Để giải tỏa áp lực giao thông cho khu vực này, bắt buộc TP phải triển khai theo mô hình TOD bên cạnh đẩy nhanh tiến độ xây dựng các tuyến giao thông công cộng như metro.

"Nghị quyết 98 và các cơ chế chính sách mới sẽ là chìa khóa và cơ sở pháp lý để TP tiến hành chỉnh trang, cấu trúc lại đô thị theo hình thức TOD. 

Chỉ có giải pháp này mới có thể vừa giải tỏa áp lực giao thông, vừa tạo hình dáng đô thị hiện đại, vừa tạo cho người dân có cuộc sống tốt hơn. Nếu chúng ta làm chậm sẽ để lại hậu quả càng ngày càng khó khăn hơn", ông Mười nói.

Còn theo TS Võ Kim Cương - nguyên phó Kiến trúc sư trưởng TP.HCM, theo định hướng phát triển TOD, chỗ nào gần các bến xe và bến cảng, thuận tiện phát triển giao thông công cộng thì có tiềm năng để làm. Để làm TOD ở khu vực Hàng Xanh đến Bình Triệu, các đơn vị cần xem kỹ và làm rõ quy hoạch về giao thông công cộng ở đây.

Nếu phát triển TOD ở khu vực này, khi làm đề án, các bên phải tính toán toàn diện quyền lợi của tất cả. Trong đó ưu tiên người dân khu vực, họ được lợi những gì từ dự án và có đảm bảo chỗ ở sau khi giải phóng mặt bằng hay không. 

Vì nếu người dân bị di dời, bị thiệt thòi về quyền lợi mà không có lợi ích gì thì vô nghĩa. Do đó, việc làm TOD phải xét hài hòa về lợi ích của người dân, nhà đầu tư và Nhà nước.

"Việc cải thiện đô thị cần tính đến hướng lâu dài và người dân ở đó có thể tham gia nếu họ có điều kiện, nếu không phải di dời đi chỗ khác. Cần ưu tiên cuộc sống của người dân và tái định cư tại chỗ", ông Cương cho hay.

Tiến sĩ Phạm Viết Thuận - viện trưởng Viện Kinh tế, Tài nguyên và Môi trường TP.HCM - cũng cho rằng mô hình TOD là xu hướng mà thế giới đang sử dụng. Tại TP.HCM, mô hình này rất phù hợp cho việc phát triển đô thị hiện tại.

Đối với đề xuất làm TOD cho khu vực từ ngã tư Hàng Xanh đến Bình Triệu hy vọng sẽ giải quyết được rất nhiều vấn đề cho cửa ngõ rất đông xe này. Ông Thuận lưu ý TP.HCM phải giải quyết triệt để được câu chuyện mặt bằng cho dự án. 

Đây là yếu tố then chốt để làm TOD thành công, bởi khu vực này có mật độ dân số cao và nhà cửa nhiều. Khâu giải phóng mặt bằng sẽ tương đối phức tạp.

"Bên cạnh đó, việc tái định cư cho người dân cũng đáng được quan tâm. Còn nếu quỹ đất không cho phép thì ưu tiên tái định cư vùng phụ cận để không làm ảnh hưởng đến đời sống, công việc, thói quen của người dân", ông Thuận nói.

Mong được tái định cư tại chỗ

Ông Phan Khắc Hùng (ngụ phường 26, quận Bình Thạnh) cho biết: "Mỗi sáng đưa con đi học và bản thân đi làm là một hành trình gian nan. Hẻm nhỏ nhưng xe máy chen nhau, có hôm còn bị mưa ngập như con suối, rác trôi lềnh bềnh.

Người dân quanh đây ai cũng mong có đường sá tốt hơn. Nhiều năm qua chỉ nghe nói có thể mở rộng đường nhưng vẫn chưa thực hiện, và nếu chỉ mở rộng đơn thuần thì việc chỉnh trang đô thị cũng khó thể đồng bộ. Chính vì vậy, trước thông tin làm TOD có thể hạ tầng tốt lên đều thì nên triển khai".

Theo một số người dân khu vực, nếu phải giải tỏa, họ mong được đền bù hợp lý và ưu tiên phương án được tái định cư tại chỗ.

"Làm TOD thì tốt, nhưng giá nhà đất có xu hướng tăng, người lao động như chúng tôi có còn chỗ để ở không? Chỉ mong chính quyền có chính sách giữ lại một phần nhà ở xã hội để người dân vẫn có cơ hội an cư", bà Thu Sương (người dân phường 26) nói.

Sẽ hoàn chỉnh ý tưởng TOD khu vực Hàng Xanh trong tháng 8

TOD là mô hình phát triển đô thị nén bằng cách bố trí nhà ở gắn với việc gia tăng dịch vụ và tiện ích nội khu gần các nút giao thông công cộng. Tại nội khu đô thị, cư dân sẽ được cung cấp đầy đủ tất cả các tiện ích công cộng cần thiết (bệnh viện, trường học, công viên...), không gian thương mại và giải trí...

Để di chuyển ra bên ngoài (để đi làm, học hành...), cư dân sẽ thuận tiện trong bán kính (500m - bán kính "vàng", 1.000m - bán kính "bạc") lựa chọn đi bộ, xe đạp, buýt điện... để tiếp cận giao thông công cộng như tuyến metro.

Như vậy, TOD sẽ là mô hình tối ưu hóa sử dụng đất để giải quyết hài hòa nhu cầu, tiện nghi của nhà ở kết nối với giao thông công cộng của đô thị hiện đại. Từ đó giúp cải thiện chất lượng cuộc sống, giảm thiểu tắc đường và ồn ào, bảo vệ môi trường.

Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ, khu vực được Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP.HCM đề xuất nghiên cứu có phạm vi từ Hàng Xanh đến chân cầu Bình Triệu thuộc quận Bình Thạnh. Đây là ý tưởng ban đầu và sẽ được đơn vị tư vấn nghiên cứu hoàn chỉnh.

Ngày 10-2, đại diện Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP.HCM cho biết doanh nghiệp sẽ nghiên cứu, hoàn chỉnh ý tưởng để trình TP trong tháng 8-2025.

Cửa ngõ TP.HCM từ Hàng Xanh đến Bình Triệu: Chờ cú hích TOD chỉnh trang đô thị - Ảnh 3.Toàn cảnh Hàng Xanh đến cầu Bình Triệu: Kẹt xe không lối thoát và nhà cửa xô lệch chờ TOD

Khu vực từ ngã tư Hàng Xanh đến cầu Bình Triệu - cửa ngõ quan trọng của TP.HCM, đề xuất phát triển theo mô hình TOD (phát triển đô thị gắn kết giao thông công cộng). Đây được xem là giải pháp giảm kẹt xe, chỉnh trang đô thị.

Link nội dung: https://businessinvestmentvn.com/cua-ngo-tphcm-tu-hang-xanh-den-binh-trieu-cho-cu-hich-tod-chinh-trang-do-thi-a215665.html