Dự báo trong tháng 2-2025, TP.HCM sẽ đón thêm khoảng 2 đợt không khí lạnh nữa - Ảnh: T.L.
Dự báo trong tháng 2-2025, TP.HCM sẽ đón thêm khoảng 2 đợt Thêm đợt không khí lạnh tràn xuống, miền Bắc mưa phùn, sương mù nhiều ngàyĐỌC NGAY
Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ thông tin, thời tiết ngày 11-2 tại TP.HCM tiếp tục duy trì trạng thái mây cả ngày, ban ngày nắng nhẹ, ban đêm không mưa; sáng sớm trời mát mẻ, dễ chịu, có nơi có mù nhẹ.
Nền nhiệt thấp nhất ở mức 23 độ C và cao nhất trong khoảng 31 - 33 độ C, độ ẩm tương đối phổ biến ở mức 59%, mật độ mây 85%.
Chỉ số UV (tia cực tím) tại các quận, huyện, thành phố Thủ Đức đạt mức trung bình đến cao (có lúc mức 6) trong khoảng thời gian từ gần 9h sáng đến gần 15h chiều.
Chị Trần Hồng Lan, ngụ thành phố Thủ Đức chia sẻ, mọi năm sau Tết Nguyên đán là TP.HCM chuẩn bị bước sang mùa nóng, không khí dần trở nên khô hanh, ngột ngạt từ sáng đến chiều.
Thế nhưng năm nay từ trước đến sau Tết đã nhiều ngày mà thời tiết vẫn se lạnh vào buổi sáng và chiều tối, khi ra đường phải mặc áo khoác. Tuy không khí mát mẻ, dễ chịu nhưng chị Lan không khỏi băn khoăn liệu hình thái thời tiết này có phải là bất thường không.
Theo Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ, thời tiết TP.HCM se lạnh những ngày qua là do áp cao lạnh lục địa (không khí lạnh) từ miền Bắc tràn xuống.
Trong khoảng 1 - 2 ngày tới, không khí lạnh di chuyển lệch dần ra phía đông, đến khoảng ngày 13-2 có khả năng tăng mạnh, sau đó suy yếu dần. Rãnh áp thấp xích đạo có vị trí ít thay đổi. Trên cao áp cao cận nhiệt đới qua Trung Bộ hoạt động ổn định nên nhiệt độ thấp nhất sẽ tăng, không khí ấm dần lên.
Tuy nhiên, trong tháng 2 dự báo sẽ còn khoảng 2 đợt không khí lạnh tràn xuống miền Nam khiến thời tiết TP.HCM se lạnh, nhưng nhiệt độ giảm không đáng kể như những ngày qua.
Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ cũng cảnh báo bắt đầu từ tháng 2, độ mặn tại các trạm trên sông, kênh, rạch khu vực TP.HCM và các sông ở Nam Bộ sẽ ở mức cao.
Việc này có thể dẫn đến tình trạng thiếu nước ngọt cho sinh hoạt và sản xuất. Cấp độ rủi ro thiên tai do xâm nhập mặn là mức 2.
Các đợt xâm nhập mặn sẽ kéo dài sang tháng 3, gây ảnh hưởng đến đời sống dân sinh, kinh tế - xã hội tại nhiều tỉnh như Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Hậu Giang, Kiên Giang, Cà Mau.
Link nội dung: https://businessinvestmentvn.com/nam-bo-sap-don-them-nhieu-dot-khong-khi-lanh-trong-thang-2-a215751.html