Hôm 17-2 vừa qua, lãnh đạo các nước đã khẳng định nhu cầu tăng mạnh ngân sách quân sự trước các tuyên bố của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump - Ảnh: REUTERS
Việc Mỹ - Nga tổ chức đàm phán về vấn đề hòa bình cho Ukraine đã buộc các nhà lãnh đạo
Thủ tướng Anh Keir Starmer (trái) và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tại Paris (Pháp) ngày 17-2 - Ảnh: REUTERS
Thêm vào đó, việc triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình do châu Âu đứng đầu, dù ở quy mô bao nhiêu cũng sẽ là một nỗ lực cực kỳ tốn kém vào thời điểm ngân sách các nước eo hẹp.
Ông Richard Dannatt, cựu tổng tham mưu trưởng quân đội Anh, ước tính Anh sẽ phải cung cấp tới 40.000 quân cho một lực lượng 100.000 người. “Thành thật mà nói, chúng tôi không có đủ quân số và trang thiết bị”, ông Dannatt nói với Đài BBC.
Ngoài ra, các nhà phân tích cho biết nếu thiếu đi cam kết đảm bảo an ninh của Mỹ cho các nước cử quân đội mình sang Ukraine, các nhà lãnh đạo châu Âu sẽ gặp thách thức trong việc thuyết phục cơ quan lập pháp nước họ đồng ý.
Tổng thống Mỹ Donald Trump - Ảnh: REUTERS
“Điều này báo hiệu rằng bản thân Mỹ sẽ đàm phán chấm dứt chiến tranh nhưng châu Âu lại phải trả giá và thực thi một kết quả mà họ không đóng vai trò quyết định”, ông Nigel Gould-Davies, nghiên cứu viên cao cấp tại Viện Nghiên cứu Chiến lược quốc tế, nhận xét.
Tuy nhiên, các nhà phân tích lưu ý rằng việc mục tiêu của Mỹ và Nga vẫn còn nhiều khác biệt cho thấy khả năng đạt được đột phá nhanh chóng về vấn đề hòa bình cho Ukraine vẫn rất khó. Điều này có thể giúp các nhà lãnh đạo châu Âu có thêm thời gian hành động.
"Tôi không thể bỏ qua được tình trạng không tương thích giữa những gì ông Trump có thể đề xuất và những gì ông Putin muốn", ông Freedman nhấn mạnh.
Link nội dung: https://businessinvestmentvn.com/chau-au-doi-mat-bai-toan-kho-ve-ho-tro-ukraine-thoi-trump-a217784.html