Nước ASEAN tính xây loạt nhà máy điện hạt nhân: Công suất vượt 6 lò của Pakistan, hé lộ vị trí "đắc địa"

Tham vọng hạt nhân của Indonesia phục vụ 2 mục đích lớn trong đó có mục tiêu Net Zero năm 2050.

29 địa điểm đắt giá của Indonesia

Indonesia đang có kế hoạch xây dựng các nhà máy điện hạt nhân có công suất 4,3 Gigawatt (GW) như một phần trong chiến lược năng lượng sạch hơn và giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch.

Nói về con số 4,3 GW. Theo dữ liệu của World Nuclear Association cập nhật tháng 1/2025, một quốc gia châu Á khác là Pakistan hiện đang sở hữu 6 lò phản ứng đang hoạt động (với tổng công suất 3,3 GW), bên cạnh 1 lò đang được xây dựng (công suất 1,2 GW).

Có thể thấy, tham vọng năng lượng hạt nhân tại Indonesia - quốc gia vốn không có công suất điện hạt nhân do nằm ở vị trí dễ xảy ra động đất - đang vượt xa tổng công suất điện hạt nhân của 6 lò phản ứng tại Pakistan.

Nước ASEAN tính xây loạt nhà máy điện hạt nhân: Công suất vượt 6 lò của Pakistan, hé lộ vị trí "đắc địa"- Ảnh 1.

Mô hình một nhá máy điện hạt nhân. Nguồn: Reuters

Liên quan đến tham vọng này, Hội đồng năng lượng quốc gia Indonesia đã đề xuất 29 địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân nhằm đảm bảo nguồn năng lượng đáng tin cậy và giảm lượng khí thải carbon.

Theo đó, các nhà máy điện hạt nhân sẽ được xây dựng trên khắp Indonesia. 29 địa điểm vàng này trải dài từ Bắc Sumatra, về phía đông nam qua quần đảo, đến Tây Papua.

Nước ASEAN tính xây loạt nhà máy điện hạt nhân: Công suất vượt 6 lò của Pakistan, hé lộ vị trí "đắc địa"- Ảnh 2.

24/29 địa điểm tiềm năng để Indonesia xây dựng nhà máy điện hạt nhân. Nguồn: Indonesia National Energy Council

Thông tin chi tiết mới về vị trí xây dựng nhà máy điện hạt nhân Indonesia đã làm dấy lên mối lo ngại về an toàn trong số những người bảo vệ môi trường, một phần vì Indonesia là quốc gia dễ xảy ra thiên tai. Quần đảo này chủ yếu nằm dọc theo Vành đai lửa Thái Bình Dương, nơi các mảng kiến tạo thường xuyên va chạm và gây ra động đất cùng nhiều thảm họa khác.

Nói đề điều này, ông Agus Puji Prasetyono - thành viên của Hội đồng năng lượng quốc gia Indonesia - lạc quan: "Nhiều nước G20 ở châu Á như Pakistan, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Bangladesh đã xây dựng các nhà máy điện hạt nhân. Tại sao chúng ta lại là quốc gia duy nhất không có nó?".

 Hạt nhân cho ngành công nghiệp tinh chế niken lớn nhất thế giới

Theo Hiệp hội Hạt nhân Thế giới, các nhà máy điện hạt nhân đang hoạt động ở 32 quốc gia trên toàn thế giới.

Tại hội nghị thượng đỉnh G20 vào tháng 11/2024, Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto đã cam kết đóng cửa tất cả các nhà máy điện than và nhiên liệu hóa thạch trong vòng 15 năm tới để đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Ông Prasetyono giải thích rằng cam kết đó có nghĩa là năng lượng hạt nhân hiện đã trở nên cần thiết đối với Indonesia, bởi vì các ngành công nghiệp lớn của Indonesia như niken phụ thuộc vào các nguồn năng lượng ổn định.

Indonesia là nước tinh chế niken lớn nhất thế giới nhờ hàng tỷ đô la đầu tư, chủ yếu từ Trung Quốc, và ngành công nghiệp này sử dụng các nhà máy điện chạy bằng than.

Nước ASEAN tính xây loạt nhà máy điện hạt nhân: Công suất vượt 6 lò của Pakistan, hé lộ vị trí "đắc địa"- Ảnh 3.

Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto đã cam kết đóng cửa tất cả các nhà máy điện than và nhiên liệu hóa thạch trong vòng 15 năm tới để đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Ảnh: CEIAS

"Các nhà máy điện mặt trời, nhà máy điện gió hoặc nhà máy điện nước — tất cả đều là nguồn năng lượng không liên tục", ông nói. "Nguồn năng lượng không liên tục này không ổn định và không thể cung cấp năng lượng cho lò luyện kim… mà phải là năng lượng hạt nhân."

Hiện, Cơ quan Năng lượng Hạt nhân Quốc gia Indonesia (BATAN) vận hành ba lò phản ứng hạt nhân chỉ phục vụ mục đích nghiên cứu tại Bandung, Yogyakarta và Serpong.

Theo báo cáo của Reuters, công suất điện lắp đặt hiện tại của quốc gia này vượt quá 90GW, trong đó hơn một nửa đến từ than và chưa đến 15% từ năng lượng tái tạo. Indonesia là nước xuất khẩu than cốc lớn nhất thế giới và sản xuất điện từ than là một trong những nguồn phát thải của nước này.

Reuters trích lời một quan chức nước này cho hay, Indonesia cũng sẽ xây dựng các lò phản ứng mô-đun nhỏ nổi, nhưng không cung cấp khung thời gian hoặc số lượng; đồng thời nước này đang tìm cách vận hành các nhà máy điện hạt nhân vào năm 2036.

Tiến sĩ Agus Puji Prasetyono thuộc Hội đồng năng lượng quốc gia Indonesia nêu cụ thể 29 địa điểm này, bao gồm:

Pangkalan Susu – Bắc Sumatra,

Tanjung Balai – Bắc Sumatra,

Batam – Quần đảo Riau,

Bintan – Quần đảo Riau,

Tây Bangka – Quần đảo Bangka Belitung,

Trung Bangka – Quần đảo Bangka Belitung,

Nam Bangka – Quần đảo Bangka Belitung,

Bojanegara – Banten,

Muria – Trung Java,

Gerokgak – Bali,

Sambas – Tây Kalimantan,

Pulau Semesa - Tây Kalimantan,

Pantai Gosong – Tây Kalimantan,

Muara Pawan – Tây Kalimantan,

Đông Pangaran – Tây Kalimantan,

Kerawat Jaya – Tây Kalimantan,

Kendawangan – Tây Kalimantan

Airhitam – Tây Kalimantan,

Kualajelai – Tây Kalimantan,

Sangatta – Đông Kalimantan,

Samboja – Đông Kalimantan,

Babubu Laut – Đông Kalimantan

Morowali – Trung Sulawesi,

Muna – Đông Nam Sulawesi,

Toari – Đông Nam Sulawesi,

Tanjung Kobul – Maluku,

Teluk Bintuni – Tây Papua,

Timika – Trung Papua,

Merauke – Nam Papua.


Link nội dung: https://businessinvestmentvn.com/nuoc-asean-tinh-xay-loat-nha-may-dien-hat-nhan-cong-suat-vuot-6-lo-cua-pakistan-he-lo-vi-tri-dac-dia-a218721.html